Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cuốn chiếu là sinh vật phổ biến, có thể tìm thấy ở nhiều khu vực trên thế giới. Ngoài tên cuốn chiếu, một số địa phương ở nước ta còn gọi là con trăm chân. Cuốn chiếu là các động vật ăn vụn hữu cơ. Thức ăn của cuốn chiếu có thể là lá mục hoặc xác các loại côn trùng nhỏ. Vậy con cuốn chiếu có độc không? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Cái tên cuốn chiếu ở nước ta bắt nguồn từ tập tính cuộn tròn cơ thể lại khi gặp nguy hiểm của nhóm sinh vật này như khi chúng ta cuộn chiếu lại. Sinh vật này rất phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng tìm hiểu về chúng. Con cuốn chiếu có độc không? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Vì tốc độ di chuyển chậm, không có khả năng cắn, đốt kém phát triển nên khả năng tự về chủ yếu của cuốn chiếu là cuộn tròn bản thân, lợi dụng phần vỏ cứng ở lưng để bảo vệ các bộ phận dễ bị tổn thương ở bụng.
Ngoài ra một số loại cuốn chiếu có thể sở hữu một biện pháp phòng vệ thứ cấp là tiết ra các chất ăn mòn để chống lại các loại côn trùng nhỏ như kiến, nhện… Một số loài động vật như khỉ Capuchin còn lợi dụng chất độc từ cuốn chiếu để tránh bị muỗi đốt.
Độc mà cuốn chiếu tiết ra không nguy hiểm với con người. Khi tiếp xúc với độc của cuốn chiếu, các hiện tượng thường thấy là mất màu da, ngứa nhẹ…
Một số loại cuốn chiếu có độc tính mạnh có thể gây phù, đau nhức, ban đỏ, nứt da, rộp ra. Nếu nọc độc dính vào mắt có thể gây đau mắt hoặc nghiêm trọng hơn là viêm giác mạc và viêm kết mạc. Khi dính độc cuốn chiếu bạn nên rửa sạch nơi tiếp xúc dưới vòi nước sạch.
Độc tố của cuốn chiếu có thể gây một vài kích ứng trên da của bạn. Khi dính độc bạn cần rửa vùng tiếp xúc ngay với nước sạch. Việc làm này sẽ làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể với độc của cuốn chiếu.
Nếu bạn bị phồng rộp do độc của cuốn chiếu, hãy rửa vùng da đó bằng nước ấm và xà phòng. Thoa gel lô hội lên vùng da phồng rộp có thể giúp làm dịu các vết phồng. Các thuốc kháng histamin không kê đơn có thể được sử dụng để làm giảm phản ứng của cơ thể với chất độc của cuốn chiếu.
Lưu ý: Không được chạm tay vào mắt hay miệng sau khi tiếp xúc với cuốn chiếu vì có thể gây đau mắt hoặc các bệnh khác liên quan đến giác mạc.
Cuốn chiếu đực và cuốn chiếu cái được phân biệt với nhau qua một hoặc hay cặp chân được biệt hóa phục vụ cho quá trình giao cấu ở cuốn chiếu đực. Cặp chân giao cấu thường nằm ở đốt thứ 7 của cuốn chiếu đực, có nhiệm vụ đưa khối tinh dịch vào cơ thể cuốn chiếu cái trong quá trình giao cấu. Một vài loài cuốn chiếu có thể sinh sản đơn tính, trong những quần thể cuốn chiếu này sẽ có rất ít hoặc không có con đực.
Lỗ sinh dục của cuốn chiếu nằm ở phần bụng của đốt thứ ba, ở con đực nó kèm theo một hoặc hai dương vật, các chân sinh dục của con đực sẽ hứng lấy tinh dịch và đưa vào cơ thể cuốn chiếu cái. Lỗ sinh dục ở cuốn chiếu cái mở vào một khoang gọi là âm hộ có chức năng tích trữ tinh dịch sau khi giao phối.
Mỗi lứa, tùy theo loài cuốn chiếu có thể đẻ từ 10 đến 300 quả trứng và sẽ được thụ tinh ngay bằng tinh dịch tích trữ trong âm hộ. Một số loài có tập tính xây tổ bằng phân để bảo vệ trứng, một số loài khác lại bỏ mặc trứng trên vụn mục hữu cơ hoặc trên đất ẩm.
Trứng cuốn chiếu sẽ nở sau vài tuần, cuốn chiếu mới nở chỉ có 3 cặp chân cùng với 4 đốt không chân. Qua nhiều lần lột xác số đốt và số chân của cuốn chiếu sẽ tăng lên dần. Tuổi thọ của cuốn chiếu thường từ một đến mười năm tùy từng loài.
Cuốn chiếu thường sống ở những nơi tối và ẩm ướt. Chúng thường ẩn mình dưới lớp gỗ hay lá mục. Có rất nhiều loại cuốn chiếu khác nhau về màu sắc, kích cỡ được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Và những loài lớn nhất được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới như:
Các loại cuốn chiếu càng lớn thì lượng độc tố chúng tiết ra càng nhiều và càng dễ gây hại cho cơ thể của bạn.
Cuốn chiếu thường được tìm thấy ở những nơi ẩm thấp, lâu ngày không được quét dọn. Chúng thường ẩn mình dưới đống lá hoặc trên nền đất ẩm. Nhưng đôi lúc chúng vẫn có thể xuất hiện trong nhà của bạn. Mặc dù cuốn chiếu không căn hay gây tổn thương đến ngôi nhà nhưng bạn sẽ gặp một số phiền phức nếu số lượng cuốn chiếu trong nhà bạn đủ lớn.
Cuốn chiếu sẽ nhanh chóng chết đi nếu không được cung cấp đủ độ ẩm. Vì thế hãy giữ cho ngôi nhà của mình lúc nào cũng khô ráo và sạch sẽ.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy 12000 loài cuốn chiếu còn sống trên trái đất. Và không có chất độc cuốn chiếu nào được ghi nhận có thể đe dọa đến tính mạng con người. Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn trọng khi tiếp xúc với những loài động vật này.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về con cuốn chiếu có độc không và cung cấp cho các bạn thông tin về con cuốn chiếu. Khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn kịp thời. Nhà Thuốc Long Châu chúc bạn đọc luôn có thật nhiều sức khỏe. Theo dõi website của Nhà Thuốc Long Châu để có thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích cho bạn và gia đình!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.