Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Mắt/
  4. Viêm giác mạc

Viêm giác mạc: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩPĂNG TING K'LiNa

Đã kiểm duyệt nội dung

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm chủng, bác sĩ luôn tận tâm trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hiện tại, bác sĩ đang giữ vai trò bác sĩ Trưởng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Viêm giác mạc là tình trạng sưng viêm của giác mạc, lớp trong suốt hình vòm che mống mắt và đồng tử, gây mắt đỏ, đau và ảnh hưởng đến thị lực. Bệnh có thể do nhiễm khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc từ vật lý như vết xước, đeo kính áp tròng quá lâu.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm giác mạc

Viêm giác mạc là gì?

Viêm giác mạc là tình trạng viêm giác mạc - mô trong suốt, hình vòm ở phía trước của mắt bạn bao phủ đồng tử và mống mắt. Viêm giác mạc có thể có hoặc không liên quan đến nhiễm trùng. Viêm giác mạc không do nhiễm trùng có thể do chấn thương, do đeo kính áp tròng quá lâu hoặc do dị vật trong mắt. Viêm giác mạc truyền nhiễm có thể do vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng gây ra.

Nếu bạn bị đỏ mắt hoặc các triệu chứng khác của viêm giác mạc, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt. Nếu được điều trị kịp thời, các trường hợp viêm giác mạc từ nhẹ đến trung bình thường có thể được điều trị hiệu quả mà không làm mất thị lực. Nếu không được điều trị hoặc nếu nhiễm trùng nặng, viêm giác mạc có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng có thể làm hỏng thị lực của bạn vĩnh viễn.

Phân loại viêm giác mạc

Viêm giác mạc nông: Khám bằng mắt thường thấy có biểu hiện cương tụ rìa nhẹ. Có thể thấy giác mạc hơi mờ hoặc không thấy tổn thương. Khám giác mạc bằng kính hiển vi (nhuộm fluorescein), có thể thấy các tổn thương trên giác mạc.

Viêm biểu mô giác mạc dạng chấm (viêm giác mạc chấm nông).

Tróc biểu mô dạng chấm.

Viêm giác mạc sâu:

Viêm giác mạc do lao: Vi khuẩn lao trực tiếp gây bệnh ở giác mạc nguyên thủy rất hiếm gặp. Thường gặp là tổn thương lao thứ phát: Vi khuẩn lao từ một ổ lao nguyên phát trên cơ thể đến gây bệnh ở giác mạc.

Do bệnh giang mai: Thường viêm giác mạc do giang mai bẩm sinh, bệnh gặp nhiều ở người từ 7 đến 20 tuổi. Bệnh giang mai bẩm sinh thường biểu hiện ở cả hai mắt. Có thể cả hai mắt cùng xuất hiện bệnh (80%) hoặc một mắt bị bệnh trước rồi đến mắt thứ hai. Bệnh tiến triển qua ba giai đoạn: Giai đoạn thâm nhiễm, giai đoạn tân mạch và thoái triển.

Triệu chứng viêm giác mạc

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm giác mạc

Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, mỏi mắt, có cảm giác dị vật trong mắt. Bạn có thể cảm thấy đau nhức âm ỉ trong mắt, chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tầm nhìn bị mờ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân viêm giác mạc

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm giác mạc, các nguyên nhân này được xếp thành các nhóm chính sau đây:

Viêm giác mạc nông: Tác nhân gây bệnh thường do vi rút như Herpes, Zona, Adeno vi rút. Viêm giác mạc nông cũng có thể gặp trong những bệnh cấp tính hoặc mạn tính của mi và kết mạc như rối loạn sự chế tiết nước mắt (khô mắt), hở mi, nhiễm độc.

Viêm giác mạc sâu: Tác nhân có thể là vi khuẩn lao, giang mai, phong, vi rút, độc tố… theo đường máu hoặc dây thần kinh đến gây bệnh.

Chấn thương: Rách, xước giác mạc, dị vật tác động.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm giác mạc

Ai có nguy cơ cao bị viêm giác mạc?

Các nhóm có nguy cơ cao bao gồm những người đeo kính áp tròng lâu dài, những người có tiền sử chấn thương mắt và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại.

Nguyên nhân gây viêm giác mạc là gì?

Nguyên tắc điều trị viêm giác mạc là gì?

Viêm giác mạc có thể phòng ngừa được không?

Viêm giác mạc có triệu chứng như thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)