Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Covid-19 lây nhiễm qua đường giọt bắn hay qua không khí?

Ngày 14/02/2020
Kích thước chữ

Virus Corona mới năm 2019 (Covid-19) là chủng virus hô hấp mới, chưa từng xuất hiện ở người và gây dịch bắt đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc và đang lan rộng khắp thế giới.

Điều mọi người lo lắng quan tâm là Covid-19 lây nhiễm như thế nào, con đường lây nhiễm qua đường giọt bắn hay qua không khí?

1. Nguồn lây nhiễm Covid-19 là gì?

Hiện tại vẫn chưa có thông báo nào nêu ra nguồn gốc của chủng Covid-19. Các nghiên cứu giải trình hệ gene của virus này cho thấy chủng Covid-19 có độ tương đồng 96,3% với chủng virus Corona từ loài dơi.

Từ đó, có khả năng cao đây là chủng virus từ dơi bị đột biến rồi vô tình xâm nhiễm sang người. Hiện tại, WHO đã xác nhận Covid-19 có khả năng lây từ người sang người.

Virus corona lây nhiễm qua đường giọt bắn hay qua không khí? 1WHO đã xác nhận Covid-19 có khả năng lây từ người sang người.

2. Vậy giọt bắn và hạt chất lỏng siêu nhỏ là gì?

Giọt bắn được miêu tả là các giọt chất lỏng kích thước nhỏ, được tạo ra từ các hoạt động vật lý của con người. Bao gồm có sự tham gia của quá trình tiết dịch như chảy máu, ho, hắt xì hơi, đi tiểu, đi ngoài, nôn mửa... hoặc được tạo ra trong tự nhiên, chẳng hạn hiện tượng nước mưa bắt lên bề mặt kính, vòi phun nước phun vào bề mặt tạo các giọt bắn.

Giọt bắn thường có kích thước lớn từ 10 – 100 mm, do vậy có xu hướng rơi nhanh xuống mặt đất hoặc bề mặt các đồ vật dưới tác dụng của trọng lực.

Trong khi đó, các giọt nhỏ hơn 10 mm hay còn gọi là giọt dịch siêu nhỏ còn có thể lơ lửng và di chuyển trong không trung. Như vậy nó có khả năng phát tán tác nhân gây bệnh vào không khí.

3. Lây nhiễm qua đường giọt bắn và qua đường không khí khác nhau như thế nào?

Lây nhiễm qua đường giọt bắn thường xảy ra khi bạn tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm thông qua giọt bắn bị dính bám trên bề mặt đồ vật, hoặc tiếp xúc với dịch tiết của người mang mầm bệnh như máu, dịch nhầy đường hô hấp hoặc phân, nước tiểu.

Hình thức lây nhiễm này có thể xảy ra với hầu hết các bệnh như cúm, sởi, thủy đậu, quai bị, bệnh đầu nhỏ do virus Ebola. Riêng với virus HIV gây bệnh AIDS thì virus chỉ có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua con đường truyền máu và đường tình dục, hay thông qua tiếp xúc máu với vết thương hở trên cơ thể.

Còn hình thức lây nhiễm qua đường không khí hay thông qua các giọt dịch siêu nhỏ lơ lửng trong không khí lại xảy ra khi người lành hít phải các giọt dịch siêu nhỏ phát ra từ người bệnh có chứa virus hoặc vi khuẩn phát tán lơ lửng trong không trung.

Virus corona lây nhiễm qua đường giọt bắn hay qua không khí? 2Covid-19 lây nhiễm qua đường không khí hay thông qua các giọt dịch siêu nhỏ lơ lửng trong không khí

Hình thức lây nhiễm này hay xảy ra ở các bệnh như cúm mùa, cúm H1N1, cúm H5N1 và có thể xảy ra cả ở Covid-19 gây viêm phổi cấp Vũ Hán.

4. Covid-19 lây nhiễm theo đường nào?

Viêm phổi cấp Vũ Hán đã được xác định nguyên nhân là do virus họ corona được đặt tên là Covid-19. Covid-19 này thuộc họ virus lớn corona, có vật liệu di truyền bản chất là RNA và có xu hướng lây nhiễm qua đường giọt bắn. Chưa có bằng chứng cụ thể cho việc Covid-19 có khả năng lây nhiễm qua đường không khí.

Thông thường, những bệnh này lây lan từ người bệnh sang người lành xảy ra qua tiếp xúc gần (khoảng 2m). Con đường lây lan được cho là chủ yếu qua đường giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.

Tuy nhiên, tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, không loại trừ khả năng làm tăng mức độ phát tán dịch bệnh qua việc hình thành giọt dịch siêu nhỏ. Như đã từng xảy ra với dịch SARSMERS - cùng họ corona trong quá khứ - theo khuyến cáo của WHO trong việc ngăn chặn và kiểm soát dịch viêm phổi cấp Vũ Hán ngày 25/01/2020.

Do đó, việc sử dụng các biện pháp thông khí, làm sạch môi trường có tác dụng rất lớn trong việc làm suy yếu dịch bệnh và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Một nghiên cứu tại Imperial College của Anh và Đại học bang Pennsylvania của Hoa Kỳ được thực hiện bởi một nhóm nhà khoa học đã chứng minh: việc thông thoáng không khí có tác dụng làm giảm thiểu sự phát triển của dịch bệnh tương đương với việc thực hiện tiêm vắc-xin cho một nhóm mẫu nghiên cứu (Smieszek 2019).

Nguy cơ khi mắc Covid-19 ở từng đối tượng có khác nhau không?

Thông thường trẻ nhỏ, người già và những người đang mắc các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan, bệnh về hô hấp sẽ có nguy cơ mắc và phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn người khác.

Virus corona lây nhiễm qua đường giọt bắn hay qua không khí? 3Những người đang mắc các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan, bệnh về hô hấp sẽ có nguy cơ mắc nhiều hơn người khác

5. Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh Covid-19 là thời gian từ khi bị nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Hiện tại, ước tính thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 14 ngày và trung bình là 5-6 ngày.  Các ước tính này sẽ được điều chỉnh chính xác khi có thêm dữ liệu.

Dựa trên thông tin của các Covid-19 như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của Covid-19 có thể lên tới 24 ngày. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo theo dõi việc tiếp xúc với người khẳng định nhiễm virus Covid-19 trung bình là 14 ngày.

Như vậy, Covid-19 là virus hô hấp chủ yếu phát tán khi tiếp xúc với người bị nhiễm thông qua các giọt bắn tạo ra khi người nhiễm ho hoặc sổ mũi. Do đó, mỗi người cần thực hành đúng các biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang và rửa tay với xà phòng thường xuyên nhé.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin