Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cúm B có nguy hiểm không? Bị cúm B nên kiêng gì cho mau khỏi bệnh?

Ngày 15/12/2022
Kích thước chữ

Cúm B là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 đến 14 tuổi. Trẻ mắc bệnh cúm B có nguy hiểm không? Bố mẹ cần kiêng gì cho bé để bệnh mau khỏi? Cần lưu ý điều gì khi mắc cúm B? Bạn hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết này!

Bệnh cúm B với các triệu chứng điển hình như sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi nên thường bị nhầm lẫn so với bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, cúm B có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Người mắc bệnh cúm B có nguy hiểm không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh cúm B? Nên kiêng gì khi bị cúm B? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích.

Triệu chứng khi mắc cúm B

Cúm B là một loại bệnh lý do virus lành tính gây ra. Đây là loại virus gây bệnh cúm thông thường và không quá nghiêm trọng. Bệnh lây qua đường hô hấp và bạn sẽ phát bệnh sau 1 đến 3 ngày ủ bệnh.

Cúm B có nguy hiểm không? Bị cúm B nên kiêng gì cho mau khỏi bệnh? 1 Bệnh cúm B có triệu chứng tương tự như cảm lạnh nhưng nặng hơn

Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh cúm B phát triển, tấn công đường hô hấp của con người. Bất kỳ đối tượng nào cũng đều có khả năng mắc cúm B, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi, người già, bệnh nhân suy giảm miễn dịch…

Khi bị cúm B, người bệnh sẽ số cao từ 38 đến 40 độ C kèm theo một số triệu chứng khác ở đường hô hấp và toàn thân. Cụ thể là:

  • Triệu chứng ở đường hô hấp: Ho, đau rát cổ, sổ mũi, viêm họng. Những triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn, biến chứng nặng nề hơn tùy thuộc vào đối tượng mắc bệnh và cơ địa mỗi người.
  • Triệu chứng toàn thân: Nếu người bệnh sốt cao mà không uống thuốc hạ sốt thì cơ thể sẽ có cảm giác ớn lạnh, nhức mỏi, mệt mỏi, đau bụng.

Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu như chán ăn, miệng đắng, sốt li bì, sốt cao có thể gây co giật ở trẻ nhỏ, buồn nôn, đau bụng thì người bệnh cần được xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.

Những triệu chứng ban đầu khi mắc bệnh cúm B không quá nặng. Bệnh có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý về đường hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cúm B có thể dẫn đến nhiều biến chứng như suy hô hấp, suy thận, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tim, nhiễm trùng huyết… Ở người bị hen suyễn, khả năng các triệu chứng sẽ diễn ra nặng hơn. Bệnh nhân thậm chí còn gặp phải một đợt hen nghiêm trọng.

Mắc bệnh cúm B có nguy hiểm không?

Khi cúm B chưa gây ra biến chứng nghĩa là bệnh chỉ thuộc loại nhẹ với biểu hiện như cúm thông thường. Nếu bệnh biến chứng nặng, ca bệnh nghi ngờ hoặc xác định xuất hiện tổn thương ở phổi. Các biểu hiện là thở nhanh, suy hô hấp trên lâm sàng, khó thở, chỉ số SpO2 giảm… Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo biến chứng thứ phát như viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, viêm xoang, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.

Cúm B có nguy hiểm không? Bị cúm B nên kiêng gì cho mau khỏi bệnh? 2 Đáp án của câu hỏi “Cúm B có nguy hiểm không?” là có

Ở người bệnh có bệnh lý mạn tính kèm theo như bệnh gan, bệnh phổi, tiểu đường, suy thận, tim mạch, bệnh về máu thì các dấu hiệu của cúm B sẽ nặng thêm. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, cúm B có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào sức khỏe người bệnh. Những đối tượng sau đây dễ gặp phải nguy hiểm khi bị cúm B:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ cao gặp biến chứng, chủ yếu là viêm phổi.
  • Người già từ 65 tuổi trở lên.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh 2 tuần.
  • Bệnh nhân có sức đề kháng kém, người mắc các bệnh mãn tính.

Người bị cúm B nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Mắc cúm B có nguy hiểm không còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng trong quá trình nhiễm bệnh. Bạn hãy tránh ăn các loại thực phẩm dưới đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Rượu: Gây nhiều áp lực lên gan, can thiệp đến chức năng phục hồi của cơ thể.
  • Chất caffeine như cà phê, soda: Trong soda có nhiều đường, có thể gây sốc glucose.
  • Thực phẩm giàu protein: Việc cung cấp năng lượng, tăng cường sức đề kháng cần thiết cho cơ thể trong thời gian bị cúm B là quan trọng. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo bổ sung ở mức cân bằng, vừa phải, không quá dư thừa. Bạn không nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, cá, trứng để tránh nạp quá nhiều năng lượng ảnh hưởng tiêu cực đến việc hạ sốt.
  • Thực phẩm nhiều chất béo: Gây khó tiêu dẫn đến đau bụng, khả năng khiến tình trạng viêm thêm nghiêm trọng.
  • Nước giải khát, nước ép trái cây: Chứa lượng đường cao gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
  • Thức ăn có nhiều muối: Làm lượng Lysozyme trong nước bọt giảm xuống, không thể bảo vệ họng và chống lại bệnh cảm.
  • Sữa, phô mai: Làm tăng sự sinh sản dịch nhầy trong phổi.
  • Thực phẩm cay nóng, thịt đỏ: Khó tiêu hóa, khiến cơ thể phải nỗ lực tiêu hóa, mất sức và mệt mỏi hơn.
  • Thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ: Làm cơ thể mất nhiều năng lượng để tiêu hóa thay vì dồn sức để hồi phục.
Cúm B có nguy hiểm không? Bị cúm B nên kiêng gì cho mau khỏi bệnh? 3 Bệnh nhân cúm B không nên ăn thực phẩm cay nóng

Ngoài những thực phẩm cần kiêng kể trên, bệnh nhân cúm B hãy uống nhiều nước, cung cấp vitamin C, rau xanh, ngũ cốc, rau củ quả chứa Glutathione và thức ăn có tác dụng kháng viêm. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn nhanh khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn và virus xâm nhập. Bệnh cúm B cũng nhanh chóng được đẩy lùi.

Biện pháp phòng ngừa cúm B là gì?

Virus cúm B lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc, vì thế cách phòng bệnh là:

  • Giữ khoảng cách ít nhất 1m với người có triệu chứng mắc bệnh.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên.
  • Dùng khăn giấy khi ho và hắt hơi, vứt giấy đúng nơi quy định.
  • Vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ, thiết bị mà tay thường xuyên chạm vào.
  • Không cho trẻ nhỏ dùng chung các vật dụng như thìa, cốc uống nước, đồ chơi…
  • Trong trường hợp trẻ có triệu chứng cúm B, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế khám, cách ly và điều trị.
  • Cách ly người nghi ngờ mắc cúm B ở buồng riêng, thường xuyên khử khuẩn quần áo, dụng cụ của người bệnh.
  • Tiêm phòng vaccine cúm hàng năm, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cúm B cao, ví dụ như trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính…
Cúm B có nguy hiểm không? Bị cúm B nên kiêng gì cho mau khỏi bệnh? 4 Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng ngừa cúm B

Mong rằng những chia sẻ trên từ nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc bị cúm B có nguy hiểm không?. Vào thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ đột ngột thay đổi, chúng ta sẽ rất dễ bị cúm B. Do đó, bạn hãy chú ý phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe để không mắc bệnh nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin