1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh dại có lây qua đường máu không? Cách phòng tránh lây nhiễm

Quỳnh Loan

29/06/2025
Kích thước chữ

Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ tử vong gần như tuyệt đối nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều người băn khoăn liệu bệnh dại có lây qua đường máu không và làm sao để phòng ngừa hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Virus dại chủ yếu lây truyền qua vết cắn hoặc nước bọt của động vật nhiễm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, khả năng bệnh dại có thể lây qua đường máu trong một số tình huống đặc biệt cũng khiến nhiều người hoang mang. Việc hiểu đúng con đường lây truyền bệnh dại sẽ giúp mỗi người có cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Bệnh dại có lây qua đường máu không?

Với thắc mắc bệnh dại có lây qua đường máu không thì câu trả lời là "Không", vì virus dại không tồn tại tự do trong máu như các virus khác mà tập trung ở hệ thần kinh trung ương và tuyến nước bọt.

Có vài trường hợp hiếm gặp virus dại lây qua ghép tạng từ người nhiễm (não, tủy sống), tuy nhiên việc lây qua máu hoặc mô tạng khác (không phải mô thần kinh) là không rõ ràng và hết sức hiếm.

Hồ sơ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nêu rõ: “Contact with patient fluids (e.g., blood, urine, or feces) does not pose a risk for rabies exposure”. Nghĩa là: Kể cả khi máu nhiễm bệnh, máu vẫn không đủ khả năng lây bệnh nếu chỉ là tiếp xúc ngoài da.

Bệnh dại có lây qua đường máu không? Cách phòng tránh lây nhiễm 1
"Bệnh dại có lây qua đường máu?" là vấn đề được nhiều người quan tâm

Đường lây truyền phổ biến của bệnh dại

Bệnh dại chủ yếu lây truyền qua nước bọt của động vật nhiễm virus xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết cắn. Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất và thường gặp nhất trong các ca mắc bệnh. Ngoài ra, virus dại cũng có thể lây qua những vết trầy xước nhỏ trên da, đặc biệt là các vết cắn từ động vật nhỏ như dơi mà người bệnh có thể không nhận biết được.

Nguy cơ lây nhiễm còn có thể xảy ra khi động vật mắc bệnh liếm vào vùng da bị tổn thương như vết loét, vết trầy, phát ban, vết cắt hở hoặc qua niêm mạc như mắt, mũi, miệng. Trong các tình huống hiếm gặp, việc tiếp xúc trực tiếp với mô não hoặc hệ thần kinh của động vật nhiễm virus, chẳng hạn trong quá trình xử lý mẫu bệnh phẩm hay xác động vật cũng có thể gây lây truyền.

Hiểu rõ đường lây truyền của bệnh dại giúp mỗi người chủ động phòng tránh, bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với động vật, đặc biệt là động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh.

Bệnh dại có lây qua đường máu không? Cách phòng tránh lây nhiễm 2
Để bảo vệ bản thân, cần hiểu rõ đường lây truyền của bệnh dại để chủ động phòng tránh

Hướng dẫn cách phòng tránh lây nhiễm bệnh dại

Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất với tỷ lệ tử vong gần như 100% nếu không được điều trị kịp thời trước khi xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, người dân hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả thông qua các biện pháp chủ động và đúng cách.

Tiêm phòng cho vật nuôi

Tiêm vắc xin dại định kỳ cho chó, mèo là biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của virus dại. Khi được tiêm phòng đầy đủ, vật nuôi sẽ tạo ra kháng thể mạnh mẽ chống lại virus, từ đó giảm nguy cơ nhiễm bệnh ngay cả khi tiếp xúc với mầm bệnh từ môi trường hoặc động vật hoang dã.

Một vật nuôi khỏe mạnh đã được tiêm phòng sẽ không mang virus dại nên không thể truyền bệnh cho con người qua vết cắn hoặc vết cào. Do đó, tiêm vắc xin cho vật nuôi không chỉ bảo vệ sức khỏe gia đình mà còn góp phần quan trọng trong chiến lược y tế cộng đồng. Khi tỷ lệ tiêm phòng trong đàn vật nuôi đạt mức cao sẽ tạo ra “miễn dịch cộng đồng”, giúp kiểm soát dịch bệnh và hướng đến mục tiêu loại trừ bệnh dại bền vững.

Bệnh dại có lây qua đường máu không? Cách phòng tránh lây nhiễm 3
Cần tiêm vắc xin dại định kỳ cho vật nuôi để ngăn ngừa sự lây lan của virus dại

Tránh tiếp xúc với động vật nghi nhiễm virus dại

Người dân nên tránh xa các động vật có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm dại như hung dữ bất thường sủa nhiều chảy dãi sợ nước hoặc đi lại loạng choạng. Virus dại lây chủ yếu qua nước bọt vết cắn vết cào hoặc tiếp xúc với vùng da bị tổn thương. Hạn chế tiếp xúc với các động vật không rõ nguồn gốc hoặc động vật hoang dã là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Tiêm phòng dại sau phơi nhiễm càng sớm càng tốt

Nếu bị chó, mèo hoặc động vật hoang cắn hoặc cào, người dân cần nhanh chóng rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 15 phút, sau đó đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định tiêm phòng dại. Việc tiêm vắc xin sau phơi nhiễm trong thời gian sớm nhất là yếu tố then chốt giúp ngăn virus xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và bảo vệ tính mạng.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín cung cấp các loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ em và người lớn, trong đó có vắc xin phòng bệnh dại. Hiện Long Châu đang triển khai các loại vắc xin dại trước phơi nhiễm và sau phơi nhiễm như vắc xin Verorab (Pháp), Abhayrab (Ấn Độ), Indirab (Ấn Độ) đảm bảo nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy trình.

Bệnh dại có lây qua đường máu không? Cách phòng tránh lây nhiễm 4
Việc tiêm vắc xin sau phơi nhiễm trong thời gian sớm nhất là rất quan trọng

Việc hiểu đúng bệnh dại có lây qua đường máu không sẽ giúp mỗi người chủ động hơn trong việc phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm qua đường máu là rất hiếm nhưng không thể loại trừ hoàn toàn trong một số trường hợp đặc biệt. Do đó, tiêm phòng vắc xin đầy đủ và xử lý đúng cách sau khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ mang virus là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh dại hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin