Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không?

Ngày 31/01/2020
Kích thước chữ

Bệnh viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không? Cùng tham khảo chia sẻ của chuyên gia để hiểu nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh nhé!

Viêm phổi cấp tính là một bệnh lý đường hô hấp có diễn biến phức tạp và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Bệnh viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không là điều mà nhiều người quan tâm, nhất là trong thời điểm bùng phát bệnh đường hô hấp.

Bệnh viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không 1

Bệnh viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không?

Viêm phổi cấp tính là gì?

Theo PGS.TS Đồng Khắc Hưng, viêm phổi cấp tính là tình trạng bệnh lý đường hô hấp diễn biến phức tạp và có ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Tại bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong do bệnh viêm phổi cấp cao đến mức báo động. Ngay cả đối với những người đã trưởng thành nhưng có sức đề kháng yếu, nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì cũng có nguy cơ tử vong cao.

Viêm phổi cấp tính là bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe

Viêm phổi cấp tính là bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe

Viêm phổi cấp là tình trạng phế nang bị tổn thương, ảnh hưởng đến việc dự trữ và trao đổi khí. Tình trạng bệnh lý này xuất hiện khi các tác nhân gây hại vượt qua hàng rào bảo vệ và xâm nhập vào hệ thống hô hấp gây tổn thương phổi. Các tế bào bạch cầu và các mầm bệnh tích lũy ở phế nang gây ra các triệu chứng viêm nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây viêm phổi cấp tính là do sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ môi trường như virus, vi khuẩn vào hệ thống hô hấp. Những tác nhân này vượt qua rào cản bảo vệ vật lý và hệ miễn dịch của cơ thể, xâm nhập và tấn công phế nang ở phổi.

Tác nhân gây bệnh bao gồm:

  • Các loại vi khuẩn: Gram âm, Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Legionella SP, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae…
  • Virus: Parainfluenza, Adenovirus, Influenza… chiếm 2-15%.
  • Cúm A H5N1: Đây là loại virus có độc lực rất cao gây viêm phổi cấp và suy giảm hệ hô hấp. Nếu bệnh nhân nhiễm H5N1 có hệ miễn dịch kém, nguy cơ tử vong rất cao.
  • Corona virus: Đây là chủng virus gây nên đại dịch SARS năm 2002, Hội chứng Hô hấp Trung Đông MERS năm 2012 hay Hội chứng cúm Vũ Hán đầu năm 2020. Loại virus gây bệnh ở Vũ Hán là novel corona (ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV) chưa từng được phát hiện trước đó.
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch: Thiếu hụt bạch cầu, globulin, những người có hệ miễn dịch kém, nhiễm virus HIV… khiến cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn hay virus.
  • Các tác nhân khác: Khói thuốc lá, nấm mốc, bụi bẩn, hóa chất…

Loại Corona virus 2019-nCoV gây nên dịch viêm phổi Vũ Hán

Loại Corona virus 2019-nCoV gây nên dịch viêm phổi Vũ Hán

Trong đó, các đối tượng như: người già và trẻ nhỏ; người có hệ miễn dịch kém; bệnh nhân tiểu đường; người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi cấp tính.

Dấu hiệu của bệnh

Những biểu hiện ban đầu của bệnh viêm phổi cấp thường âm thầm và dễ bị nhầm lẫn với những chứng bệnh khác. Sau đây là một số dấu hiệu của bệnh:

  • Giai đoạn đầu: Bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng giống cảm cúm thông thường như hắt hơi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, mệt mỏi và cơ thể khó chịu.
  • Giai đoạn giữa: Xuất hiện triệu chứng tức ngực, ho có đờm, sốt cao, nhịp thở dồn dập, buồn nôn, tiêu chảy hay thậm chí là mê man, mất nhận thức.
  • Giai đoạn cuối: Khó thở, tím môi, mạch nhanh, trong đờm có mủ, mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim...

Một số chủng virus gây bệnh như 2019-nCoV tại Vũ Hán có thời gian từ lúc nhiễm bệnh đến khi xuất hiện triệu chứng là khoảng 5 ngày. Thậm chí một số trường hợp không hề có triệu chứng đặc trưng dù đã ủ bệnh 2 tuần.

Viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không?

Viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không? Ở giai đoạn ủ bệnh, những triệu chứng của viêm phổi cấp rất âm thầm, vì vậy có nhiều người chủ quan không chữa trị khiến bệnh thêm trầm trọng. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

  • Biến chứng tại phổi: áp xe phổi gây tắc phế quản, khó thở và khạc nhiều đờm có mủ.
  • Biến chứng trong khu vực lồng ngực: tràn mủ màng phổi hay thậm chí là viêm màng ngoài tim.
  • Phù phổi và nhiễm trùng huyết.

Bệnh nhân viêm phổi cấp tính nếu không được cấp cứu và trị bệnh kịp thời thì có thể bị tăng nhịp thở hay thậm chí là thiếu oxy dẫn đến tử vong. Tại các nước phát triển, tỷ lệ tử vong do viêm phổi cấp chiếm 10 - 15% các ca nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Ở Việt Nam, con số này là vào khoảng 12% và số ca viêm phổi cấp chỉ đứng sau các bệnh lý hô hấp như hen suyễn hay viêm phế quản. Vì vậy, bệnh  viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không, thì đây thật sự là một căn bệnh rất đáng báo động về mức độ nguy hiểm của nó.

Cách điều trị

Biết được viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không thì ngay khi có những triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp tính, bạn cần chủ động đến trung tâm y tế để khám và chữa bệnh kịp thời. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau:

  • Nguyên nhân do vi khuẩn: Kháng sinh là lựa chọn tối ưu.
  • Nguyên nhân di virus: Kháng sinh không có tác dụng. Thay vào đó cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus kết hợp uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Nguyên nhân do nấm: Điều trị bằng thuốc kháng nấm.

Sử dụng thuốc kháng virus để điều trị viêm phổi cấp tính do virus gây nên

Sử dụng thuốc kháng virus để điều trị viêm phổi cấp tính do virus gây nên

Cách phòng bệnh viêm phổi cấp tính

Để phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp, hãy thực hiện những biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với nguồn gây bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh răng miệng và giữ không gian sống sạch sẽ.
  • Giữ ấm cơ thể tránh bị nhiễm lạnh, nhất là phần cổ, ngực và hai bàn chân.
  • Tắm nước ấm và nhà tắm kín gió.
  • Chế độ ăn lành mạnh: đầy đủ chất đạm, bột, chất xơ…
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Điều trị dứt điểm ở nhiễm khuyển tại mũi, họng, tai… để tránh biến chứng viêm phổi.
  • Thường xuyên rèn luyện thể chất.

Như vậy, qua những thông tin trên, bạn cũng hiểu được viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không. Bên cạnh đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó hãy tập trung vào các biện pháp phòng ngừa nếu bạn chưa nhiễm bệnh nhé.

Uyên

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin