Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh bạch biến biểu hiện với những mảng da nhạt màu hơn với các vùng da khác trên cơ thể. Vậy bệnh bạch biến có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bệnh bạch biến là căn bệnh không quá hiếm gặp. Tuy nhiên vẫn có nhiều người cảm thấy lạ lẫm với chứng bệnh này và thắc mắc liệu bệnh bạch biến có nguy hiểm không?
Bệnh bạch biến đặc trưng bởi sự suy giảm hoặc mất sắc tố trên da, khiến cho một số vùng da bị ảnh hưởng sẽ có màu nhạt hơn so với các vùng da khác trên cơ thể. Không chỉ da mà lông hoặc tóc ở những vị trí bị bạch biến cũng nhạt màu hơn hẳn. Tuy nhiên, vùng da bạch biến không bị thay đổi về tính chất, không sần sùi, nổi mụn hay bị nhăn nheo,...
Bạch biến là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng theo nhiều thống kê, số lượng trẻ em dưới 12 tuổi mắc căn bệnh này nhiều hơn người lớn, chiếm khoảng 25 - 30%. Tỉ lệ bị bệnh bạch biến ở nam và nữ là như nhau. Người da màu ở các khu vực khí hậu nhiệt đới có tỉ lệ bệnh cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới.
Bệnh bạch biến xảy ra khi các tế bào sắc tố ở da sụt giảm một cách nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tế bào sắc tố đảm nhận vai trò sản xuất sắc tố melanin quyết định màu da ở người.
Ở người bệnh bạch biến có số lượng tế bào sắc tố ít hơn so với người bình thường, khiến cho hạt melanin cũng giảm theo. Kết quả là một số vùng da trên cơ thể sẽ có màu nhạt hơn so với các vùng còn lại.
Hiện nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao các tế bào sắc tố trên da bị suy giảm. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã đặt ra các giả thuyết như sau:
Ngoài ra, bệnh bạch biến có thể do một số nguyên nhân khác gây nên như:
Vậy bệnh bạch biến có nguy hiểm không? Tỷ lệ bệnh nhân bị bạch biến chiếm 1% dân số trên toàn thế giới. Bệnh bạch biến không có tính lây nhiễm và cũng không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mắc. Bệnh chỉ gây nên sự biến đổi về ngoại hình, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của bệnh nhân.
Y học hiện nay vẫn chưa tìm ra cách để điều trị dứt điểm căn bệnh bạch biến. Tuy nhiên, người bệnh bạch biến có thể tham khảo một số phương pháp sau đây.
Bác sĩ có thể chỉ định một số kem bôi da có chứa thành phần corticosteroid để làm đều màu da. Tuy nhiên, bên cạnh công dụng làm đều màu da, thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ như: Kích thích mọc lông, kích ứng da, da bị co lại,...
Do đó, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà nên có sự hướng dẫn kỹ càng từ bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ kể trên.
Bác sĩ có thể kê cho người bệnh bạch biến những loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc thuộc nhóm steroid để điều trị các triệu chứng của bệnh.
Trước khi tiến hành chiếu tia UVA, bệnh nhân bạch biến sẽ được dùng thuốc có chứa Psoralen hoặc bôi thuốc đặc trị lên vùng da bị bạch biến. Tuy nhiên, liệu pháp này cũng tồn tại một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, bị cháy nắng, kích ứng và ngứa ngáy trên da, da bị sạm đi,...
Đây là giải pháp được ra đời để thay thế cho liệu pháp PUVA kể trên. Sử dụng tia UVB dải hẹp được ưu tiên lựa chọn trong điều trị bệnh bạch biến vì có hiệu quả cao hơn, giảm bớt nhiều tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Ngoài ra, phương pháp này cũng tiện lợi hơn vì có thể tiến hành tại nhà dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên môn.
Biện pháp này chỉ áp dụng với những vùng da bạch biến có diện tích nhỏ và cần phải duy trì 2 - 3 lần trong tuần và điều trị kéo dài trong vòng 4 tháng.
Nếu đã tiến hành điều trị bằng các liệu pháp ánh sáng kể trên nhưng không mang lại hiệu quả thay đổi màu da, bệnh nhân bạch biến có thể nghĩ đến phương pháp phẫu thuật.
Các biện pháp phẫu thuật hiện nay là: Ghép da, cấy ghép Melanocyte, phương pháp Micropigmentation. Đây đều là những phương pháp điều trị khá mới mẻ, yêu cầu kỹ thuật cao và giá thành khá đắt đỏ. Vì vậy, bệnh nhân bạch biến nên cân nhắc kỹ càng trước khi tiến hành điều trị.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh bạch biến có nguy hiểm không. Bệnh bạch biến hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Tham khảo những cách điều trị bạch biến kể trên sẽ giúp người bệnh giải quyết được nỗi lo lắng về thẩm mỹ làn da.
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.