Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cùng tìm hiểu hộp sơ cứu y tế gồm những gì?

Ngày 04/05/2022
Kích thước chữ

Hiện nay hộp sơ cứu y tế được trang bị ở hầu hết mọi nơi từ các hộ gia đình tới các khu vực lao động, làm việc. Vậy hộp sơ cứu y tế gồm những gì? Cùng Nhà Thuốc Long Châu điểm danh cụ thể bạn nhé!

Xã hội phát triển, dù bận rộn, mỗi chúng ta vẫn đều biết rằng sức khỏe là đáng quý. Bởi vậy, các thiết bị y tế nhỏ gọn được các gia đình trang bị ngày càng nhiều, ví dụ như máy đo huyết áp điện tử, máy đo SPO2,... Hộp sơ cứu y tế hay chính xác là hộp sơ cứu y tế mini cũng là thứ không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị.

Vậy hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu điểm danh để biết bộ sơ cứu y tế gồm những gì và chuẩn bị đầy đủ bạn nhé!

Hộp sơ cứu y tế là gì?

Hộp sơ cứu y tế là nơi chứa các vật dụng y tế thiết yếu sử dụng trong các trường hợp tai nạn bất ngờ xảy ra. Ngoài những dụng cụ y tế tối thiểu thì hộp sơ cứu y tế sẽ có thêm những trang thiết bị, thuốc… phù hợp với các khu vực mà nó có thể được sử dụng. Hộp sơ cứu y tế buộc phải có hình chữ thập to, rõ ràng bên ngoài để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy và không nhầm lẫn với những hộp đựng vật khác. 

Hộp sơ cứu y tế gồm những gì 1 Hộp sơ cứu y tế nên được chuẩn bị cẩn thận đầy đủ đề phòng trường hợp không may xảy ra

Hộp sơ cứu y tế mini có thể được dùng bởi hầu hết mọi người với điều kiện người thực hiện quy trình phải đủ năng lực, nhận thức và nếu có trình độ chuyên môn vẫn là tốt nhất.   

Những nơi nào cần có hộp sơ cứu y tế?

Tai nạn có thể xảy ra ở bất kì đâu, chính vì thế hiện nay hộp sơ cứu y tế được đặt ở nhiều nơi như khu vực làm việc, tại gia đình… hay thậm chí có thể được mang đi mọi nơi dưới dạng túi sơ cứu y tế nhỏ gọn hơn.

Quy định số lượng túi đối với khu vực làm việc

  • Dưới 25 người lao động: Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại A.
  • Từ 26 tới 50 người lao động: Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại B.
  • Từ 51 tới 150 người lao động: Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại C.

Lưu ý: 01 túi B tương dương với 02 túi A và 01 túi C tương đương với 02 túi B.

Hộp sơ cứu y tế dùng trong những trường hợp nào?

Mục đích sử dụng của hộp sơ cứu y tế đó là giúp chữa trị một số chấn thương mà không cần phải tới bệnh viện hoặc giảm độ nghiêm trọng của bệnh cảnh khi chưa có hỗ trợ y tế tới. Vì vậy hộp sơ cứu y tế về cơ bản có thể được dùng trong hầu hết các trường hợp tai nạn. 

Hộp sơ cứu y tế gồm những gì?

Hộp sơ cứu y tế gồm những gì 2 Hộp sơ cứu y tế gồm những gì?

Những vật dụng y tế trong hộp sơ cứu thường rất đa dạng bởi nó còn tùy thuộc vào nhà sản xuất nếu bạn mua sẵn hoặc tùy thuộc vào người mua nếu họ muốn tự tạo cho bản thân một cái. Tuy nhiên, theo Thông tư của Bộ Y tế, danh mục các trang bị tối thiểu cần có trong hộp sơ cứu y tế là như sau:

STT

Trang bị tối thiểu

Công dụng

1

Băng dính

Băng gạc sau sơ cứu vết thương sẽ được cố định bằng băng dính.

2

Băng kích thước 5 x 200cm, băng kích thước 10 x 200cm, băng kích thước 15 x 200cm

Dùng để băng ép cầm máu và cố định trong chấn thương cơ, xương, khớp.

3

Băng vải tam giác

Tác dụng cố định chấn thương vùng cánh tay hoặc vai thông qua việc đeo qua cổ, tránh tình trạng lắc lư ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.

4

Băng chun

Chống chấn thương đầu gối, khuỷu tay, cổ chân… 

5

Gạc tiệt trùng

Làm sạch các vết thương nhỏ, thấm dịch tiết và máu.

Băng bó vết thương sau khi sát trùng

6

Bông hút nước

Thấm các dịch khác nhau.

7

Garo cao su cỡ 6 x 100cm, garo cao su cỡ 4 x 100cm

Cầm máu vết thương.

8

Kéo cắt băng

 

9

Panh không mấu thẳng kích thước 16 – 18cm

Kẹp bông băng.

10

Panh không mấu cong kích thước 16 - 18cm

11

Găng tay khám bệnh

Phòng tránh sự lây nhiễm.

12

Mặt nạ phòng độc thích hợp

Dùng trong môi trường có các khí độc ảnh hưởng tới sức khỏe.

13

Nước muối sinh lý NaCl 9‰ (lọ 500ml)

Tẩy rửa và làm sạch vết thương.

14

Cồn ethanol 70°

Sát khuẩn vết thương, tiệt trùng các dụng cụ y tế khác.

15

Dung dịch Povidone 100ml

16

Kim băng an toàn (các cỡ)

Cố định băng sau khi sơ cứu.

17

Tấm lót nilon không thấm nước

Hạn chế dịch sinh học, dung dịch sát trùng tràn lan ra quanh khu vực thực hiện sơ cứu. 

Giúp dễ dàng vệ sinh sau khi sơ cứu.

18

Phác đồ sơ cứu

Hướng dẫn tổng quan cách sơ cứu.

19

Kính bảo vệ mắt

Bảo vệ mắt khỏi bụi, dịch bắn…

20

Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi

Cho biết thông tin số lượng.

21

Nẹp cổ 

Nẹp cố định vị trí chấn thương tại vùng cổ.

22

Nẹp gỗ các loại: Cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân.

Nẹp cố định các vị trí bị gãy tại cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân.

Một số lưu ý khi chuẩn bị hộp sơ cứu y tế 

  • Hộp sơ cứu y tế phải được cất ở nơi an toàn, khô ráo, dễ dàng lấy bởi người lớn nhưng vẫn phải tránh xa khỏi tầm tay trẻ em. Bất cứ người nào đủ năng lực và hiểu biết về cách sử dụng hộp sơ cứu y tế cần được biết chúng cất giữ ở đâu. 
  • Tốt nhất nên kiểm tra các vật dụng trong hộp sơ y tế thường xuyên bởi chúng có thể đã hết hạn sử dụng hoặc đã được dùng hết và cần được cung cấp đầy đủ. Hãy kiểm tra hộp sơ cứu y tế mỗi 6 hoặc 12 tháng nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng của các dụng cụ trong đó.
Hộp sơ cứu y tế gồm những gì 3 Hộp sơ cứu y tế mini rất tiện dụng và có thể mang đi mọi nơi

Chúng ta có thể mua hộp sơ cứu có sẵn được cung cấp bởi một số nhà thuốc, cơ sở y tế nhất định hoặc tự tạo nên một hộp cho riêng mình:

  • Mua hộp sơ cứu y tế có sẵn: Đa số mọi người thường chọn cách mua sẵn bởi điều này giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo không xót những vật dụng thiết yếu. Khi mua hộp sơ cứu y tế có sẵn thì hãy cân nhắc sao cho phù hợp với số lượng người có thể cần tới chúng tại nơi làm việc hay tại gia đình. Đồng thời hãy cố gắng mua loại hộp sơ cứu y tế phù hợp với đặc trưng khu vực đặt chúng. Chú ý hạn sử dụng và tình trạng đóng gói của các vật dụng trong bộ sơ cứu y tế có sẵn.
  • Tự tạo một hộp cho riêng mình: Ưu điểm sẽ phù hợp với cá nhân mỗi người, mỗi gia đình và thường họ sẽ nhớ hạn sử dụng cũng như số lượng các vật dụng bởi họ là người trực tiếp tạo nên hộp sơ cứu y tế. Nhược điểm của việc tự tạo hộp y tế cho riêng mình đó là đôi khi có thể quên mất những dụng cụ thiết yếu. Chính vì thế nếu có ý định tạo hộp y tế cho bản thân, bạn hãy tham khảo danh mục các dụng cụ trong đó ở trên nhé. 

Hộp sơ cứu y tế không thể được sử dụng trong mọi tình huống chính vì vậy đối với các trường hợp tai nạn nghiêm trọng gây những chấn thương chảy máu nhiều, bệnh nhân bất tỉnh… thì ngoài việc sơ cứu, chúng ta cần phải gọi cấp cứu sớm nhất nhằm giảm nguy hiểm tới tính mạng nạn nhân.

Bên trên Nhà Thuốc Long Châu đã nêu ra những điều cơ bản nhất mà bạn cần biết về hộp sơ cứu y tế: Hộp sơ cứu y tế gồm những gì? Sử dụng khi nào và cần thiết ra sao? Hãy bắt tay vào chuẩn bị cho gia đình và tập thể của mình một bộ sơ cứu y tế chuẩn chỉnh thôi nào!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin