Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng da sần vỏ cam hiện nay khá phổ biến và xảy ra nhiều ở nữ giới. Chúng không chỉ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên da.
Da sần vỏ cam là “nỗi ám ảnh” mà nhiều người gặp phải hiện nay, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tình trạng này không những gây hại cho sức khỏe mà còn khiến người bệnh tự ti về ngoại hình. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung dưới đây.
Hiện tượng da sần vỏ cam hay còn gọi là Cellulite, đây là sự hình thành các khối u với kích thước nhỏ, lõm như lúm đồng tiền ở trên bề mặt da. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng thường xuất hiện nhiều ở mông và đùi.
Da sần vỏ cam có thể xảy ra ở nữ giới khoảng 90% và ở nam giới chỉ khoảng 10%. Nguyên nhân gây ra là do đàn ông có làn da thường dày hơn và các mô liên kết chắc chắn hơn nữ giới.
Tùy theo mật độ, độ sâu của khối u và lỗ hõm thì tình trạng da sần vỏ cam có thể chia thành 4 mức độ như sau:
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng da sần vỏ cam, cụ thể như:
Yếu tố di truyền ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành và phát triển da sần vỏ cam. Nếu ba mẹ của bạn bị bệnh này thì nguy cơ bạn cũng bị mắc bệnh cũng rất cao. Nguyên nhân là từ yếu tố di truyền tác động đến tốc độ trao đổi chất, tuần hoàn ở trong cơ thể. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp chứng da sần vỏ cam.
Hormone là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của Cellulite. Trong đó, hormone estrogen và insulin tiết ra từ tuyến giáp, prolactin ảnh hưởng đến việc hình thành các vết đốm sần sùi ở trên da.
Một số loại thuốc ngừa thai, thuốc ngủ,... có thể thay đổi hormone trong cơ thể và dần hình thành chứng da sần vỏ cam. Vì vậy, nên hãy tham khảo các ý kiến của bác sĩ khi sử dụng và không nên lạm dụng chúng.
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ sẽ tăng nguy cơ mắc chứng bệnh sần vỏ cam. Ngoài ra, người thường xuyên hút thuốc lá, ít vận động cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. Thậm chí, nếu uống quá ít nước cũng sẽ khiến độc tố tồn đọng ở trong cơ thể và hình thành chứng bệnh này.
Người thường mặc đồ lót bó sát, không co giãn sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các Cellulite, bởi do sự cản trở sự lưu thông máu tại vùng mô, ngực.
Nếu đang bị tình trạng da sần vỏ cam, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục dưới đây:
Đây là một cách khắc phục tình trạng da sần vỏ cam khá hiệu quả và đơn giản. Việc chà xát da sẽ giúp vùng da sần trở nên mềm mại hơn. Đồng thời, còn có khả năng kích thích mạch bạch tuyết loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Người bị da sần vỏ cam cần tập luyện thể thao thường xuyên, bởi không chỉ giúp đốt cháy mỡ thừa mà còn tăng tuần hoàn máu lên bề mặt da, giúp tình trạng da sần vỏ cam giảm dần. Các bài tập có thể áp dụng mỗi ngày như bơi, đi bộ, đi xe đạp, leo cầu thang,…
Hãy xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp, để có thể cung cấp dinh dưỡng và hạn chế lượng mỡ thừa nhằm khắc phục tình trạng da sần. Hãy ăn nhiều rau quả tươi như cải xoong, măng tây, củ cải trắng… có khả năng chống oxy hóa.
Bạn có thể ăn nhiều trái cây như dưa hấu, dâu tây, nho... bởi trong các quả này có chứa nhiều nước, có khả năng khử độc tốt. Đồng thời, bổ sung protein từ các thực phẩm như thịt nạc, thịt gà, đậu lăng… để phục hồi và tăng sản sinh collagen và elastin.
Bên cạnh đó, nên hạn chế tiêu thụ các chất béo, đường, muối và các gia vị tạo màu. Bởi các loại thức phẩm nhiều muối có khả năng giữ nước trong cơ thể, từ đó khiến Cellulite trở nên nặng hơn. Ngoài ra, cần hạn chế việc tiêu thụ đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, đồ ăn vặt…
Để khắc phục tình trạng da sần vở cam hiệu quả, người bệnh cần sử dụng kem đặc trị cũng như kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện thể dục phù hợp.
Da sần vỏ cam là triệu chứng khiến cho nhiều người luôn cảm thấy tự ti, vì thế, ngoài việc tìm kiếm các giải pháp giải quyết thì bạn cần kết hợp với chế đọ sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có giải pháp phù hợp với tình trạng của bản thân.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.