Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hệ miễn dịch suy giảm cùng với những thay đổi trong cơ thể phụ nữ trong thời gian mang thai có nguy cơ làm bệnh cúm lâu khỏi hoặc nặng hơn và sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.
Để biết được đang mang thai bị cúm có nguy hiểm không thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau nhé!
Virus cúm mùa không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ mắc dị tật (nhất là khi mẹ mắc bệnh trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ), mà khi sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Thai phụ bị cúm có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch, tim bẩm sinh (hở van tim), một số khiếm khuyết trên cơ thể. Vì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong 5 tháng đầu nên rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ cũng có khả năng xảy ra.
Nguyên nhân của các bất thường này là các kháng thể cúm của mẹ có khả năng lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai.
Đồng thời, sự gia tăng thân nhiệt của mẹ khi nhiễm bệnh là những yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi, nếu nhiệt độ mẹ mức cao từ 39 độ C trong thời gian dài thì phải thận trọng. Ngoài ra, các thuốc chữa trị bệnh cúm cũng ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Cho nên , khi có dấu hiệu bệnh cúm thì nên đi khám ngay.
Tuy nhiên, bệnh cúm có nhiều thể gây bệnh khác nhau và không phải thai phụ nào bị cúm cũng ảnh hưởng đến thai nhi.
Bệnh cúm là một trong các bệnh phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Bệnh cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng biến chứng nặng vẫn có thể xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch.
Phụ nữ mang thai do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm so với người bình thường khiến sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.
Ở phụ nữ mang thai, khi mắc cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh cũng thường kéo dài hơn người bình thường.
Trung bình đối với người bình thường, bệnh cúm thường kéo dài từ 3 - 4 ngày nhưng đối với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho mẹ bầu. Tình trạng viêm phổi trong gia đoạn mang thai nguy hiểm hơn người thường vì mẹ lúc này có nhu cầu oxy lớn hơn người bình thường.
Khi thai phụ bị ốm, bước đầu tiên nên làm là:
Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, mẹ có thể sử dụng:
Vì sốt cao có thể gây hại, nên mẹ cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt an toàn như sau:
Tiêm vaccine cúm được chứng minh là an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, vaccine dạng xịt mũi cúm (LAIV) không được khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai.
Ngoài công dụng phòng ngừa mẹ khỏi bệnh cảm cúm khi mang thai, vaccine cúm còn có nhiều tác động tích cực cho thai nhi. Khi người mẹ được tiêm vaccine, các kháng thể được truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai. Việc tiêm phòng có thể giúp mẹ bảo vệ trẻ sơ sinh sau khi sinh đến 6 tháng.
Tiêm phòng cúm cũng được chứng minh là an toàn cho cả bà mẹ đang cho con bú, vì các kháng thể truyền qua sữa mẹ vô hại với trẻ.
Đang mang thai bị cúm có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Do đó, mẹ phải có kiến thức và chủ động tiêm vaccine cúm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng, giúp bảo vệ mẹ và bé nhé.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.