Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dịch viêm phổi ở Trung Quốc khiến trên thế giới đã có 12.024 trường hợp mắc virus Corona (nCoV) và tổng số trường hợp tử vong lên đến con số 259 tính đến ngày 2/2/2020. Vậy dịch viêm phổi ở Trung Quốc là gì? Biểu hiện và cách phòng bệnh như thế nào?
Dịch viêm phổi ở Trung Quốc được xác định do virus corona chủng mới gây viêm đường hô hấp cấp (hay còn gọi là nCoV, virus corona Vũ Hán, bệnh viêm phổi Vũ Hán) đang hoành hành, khiến người mắc bệnh có các biểu hiện như ho, sốt và khó thở, suy yếu nội tạng...
Loại virus này chưa từng được phát hiện trước đây. Nó được xem xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, gây ra dịch viêm phổi ở Trung Quốc và toàn bộ các nước lân cận. Trên báo chí quốc tế, người ta thường dùng chữ "coronavirus" như một danh từ chung để chỉ loại virus mới này.
Chủng virus corona là gì? Chủng corona chính là chủng của các loại virus gây ra các bệnh đường hô hấp như dịch SARS hay Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2012.
Khi nhiễm virus corona - nguyên nhân gây dịch viêm phổi ở Trung Quốc, người bệnh bị các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên ở mức từ nhẹ tới trung bình, tương tự như chứng cảm lạnh thông thường.
Các triệu chứng biểu hiện của nhiễm virus corona gồm: chảy nước mũi, ho, đau họng, đau đầu và sốt. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày. Với những người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi và trẻ em, có khả năng virus corona còn gây các bệnh liên quan đường hô hấp dưới như viêm phổi hay viêm cuống phổi.
NCoV là bệnh lây qua đường hô hấp, tạo nên dịch viêm phổi ở Trung Quốc. Dấu hiệu của bệnh là sốt, ho, khó thở, biểu hiện như là viêm phổi cấp, càng được chú ý đối với những người đi từ Trung Quốc về hoặc người đi từ vùng dịch về, người có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh.
Do đây là bệnh viêm phổi do virus (virus corona chủng mới), thuốc kháng sinh không có tác dụng, các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông thường cũng không hiệu quả. Cách tốt nhất vẫn là nhập viện theo dõi.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh xâm nhập vào nước ta, Bộ Y tế đã thiết lập hệ thống giám sát dịch bệnh chủ động, thường xuyên tại các cửa khẩu, các cơ sở y tế, tại cộng đồng và hệ thống đã phát huy hiệu quả trong việc ngăn ngừa các dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập vào nước ta trong những năm vừa qua.
Để chủ động ngăn ngừa, phòng chống dịch viêm phổi ở Trung Quốc, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường việc giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại cửa khẩu, lưu ý giám sát chặt chẽ bằng máy đo thân nhiệt từ xa và quan sát tình trạng sức khỏe tất cả các hành khách nhập cảnh có tiền sử về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc;
Đồng thời yêu cầu các địa phương chủ động rà soát các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc, bố trí nhân lực để sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng chống theo các tình huống dịch bệnh.
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới đang phối hợp với Bộ Y tế Trung Quốc để điều tra nguyên nhân các ca bệnh và không khuyến cáo bất kỳ biện pháp nào hạn chế việc đi lại đến khu vực có ca bệnh dịch viêm phổi ở Trung Quốc.
Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới để cung cấp thêm các thông tin và theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh viêm phổi nói trên tại Trung Quốc để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp.
Bảng so sánh cho thấy dịch bệnh SARS nguy hiểm hơn dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay nhiều lần. Tỉ lệ tử vong của nCoV hiện là 2% so với 9,6% của SARS-CoV. Các trường hợp tử vong do nCoV đến lúc này đều nằm trong biên giới Trung Quốc, chưa có trường hợp nào ở các quốc gia khác.
Đến ngày 2-2, Việt Nam đã có 7 trường hợp nhiễm virus corona (nCoV) gây dịch viêm phổi ở Trung Quốc. Những trường hợp này bao gồm 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi), 3 công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán, 1 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc, 1 Việt kiều bay từ Mỹ về Việt Nam có quá cảnh ở sân bay Vũ Hán.
Hiện chưa có văcxin phòng ngừa chủng mới virus corona. Các thử nghiệm văcxin phòng chủng virus gây bệnh MERS vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Tuy nhiên, người dân có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách tránh tiếp xúc những người bị bệnh. Đeo khẩu trang phòng bệnh. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
Nếu bạn là người bệnh, hãy ở nhà và tránh đám đông, tránh tiếp xúc với những người khác. Che miệng khi ho, hắt hơi, tốt nhất bằng khăn để giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Khử trùng các vật dụng và bề mặt đồ dùng bạn chạm vào để tránh lây bệnh cho người khác.
Trường hợp đã tiếp xúc với người bệnh nhiễm virus corona, nếu có triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, khó thở phải đến các cơ sở y tế để được cách ly và xét nghiệm. Nếu không có triệu chứng cũng nên tự cách ly theo dõi ở nhà trong 14 ngày, mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
Nhân Tâm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.