Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Đau bụng dưới giữa kỳ kinh: Nguyên nhân gây ra và cách giảm đau tại nhà

Ngày 22/09/2024
Kích thước chữ

Đau bụng dưới giữa kỳ kinh là một hiện tượng phổ biến, thường lành tính, xuất hiện trong giai đoạn rụng trứng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu căn nguyên gây đau cũng như các biện pháp giảm đau hiệu quả nhé!

Cơn đau dưới giữa kỳ kinh thường xuất phát từ các thay đổi tự nhiên trong quá trình rụng trứng. Mặc dù hiện tượng này thường không gây nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu cho chị em, làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Tình trạng đau bụng dưới giữa kỳ kinh

Đau bụng dưới giữa kỳ kinh, hay còn được gọi là "mittelschmerz," là một hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn rụng trứng. Từ "mittelschmerz" xuất phát từ tiếng Đức, có nghĩa là "đau giữa kỳ."

Đây là thuật ngữ y khoa dùng để mô tả tình trạng đau bụng ngắn hạn xảy ra giữa chu kỳ kinh nguyệt, thường trong khoảng thời gian rụng trứng. Mặc dù không phải phụ nữ nào cũng gặp phải tình trạng này nhưng đây vẫn là một triệu chứng gây khó chịu, thường gặp ở nhiều người trong độ tuổi sinh sản.

Cơn đau bụng dưới này thường diễn ra trong một thời gian ngắn, có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ nhưng thường chỉ xuất hiện ở một bên của bụng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này liên quan đến quá trình rụng trứng.

Trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, hormone luteinizing (LH) tăng lên, kích thích sự phát triển của các nang trứng. Sau đó, khi nang trứng vỡ ra để giải phóng trứng, cơ thể sẽ trải qua một loạt các thay đổi sinh lý.

Quá trình rụng trứng không chỉ liên quan đến sự giải phóng trứng mà còn kèm theo sự co thắt của ống dẫn trứng, giúp trứng tiếp cận tinh trùng nếu có sự thụ tinh. Những thay đổi này có thể gây ra cơn đau, thường là đau âm ỉ hoặc nhói, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc khó chịu.

Mức độ đau bụng dưới giữa kỳ kinh có thể khác nhau tùy từng người, một số phụ nữ có thể chỉ cảm thấy đau nhẹ, trong khi những người khác có thể phải chịu đựng cơn đau kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Mặc dù tình trạng đau bụng dưới trong thời kỳ rụng trứng thường không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hoặc xảy ra không chỉ trong thời kỳ rụng trứng mà còn ở các thời điểm khác của chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn gặp phải cơn đau nghiêm trọng, đau dai dẳng hoặc cơn đau xuất hiện thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe khác như viêm nhiễm, u nang buồng trứng hoặc các rối loạn phụ khoa.

Do đó, không nên chủ quan bỏ qua khi cơn đau trở nên khó chịu hoặc gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Khi gặp các triệu chứng bất thường, điều quan trọng là bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra để chẩn đoán kịp thời, nhằm phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các vấn đề tiềm ẩn.

Đau bụng dưới giữa kỳ kinh: Nguyên nhân gây ra và cách giảm đau tại nhà 1
Cơn đau bụng dưới giữa kỳ kinh của mỗi người có thể khác nhau

Căn nguyên gây đau bụng dưới giữa kỳ kinh

Một số phụ nữ có thể gặp triệu chứng đau bụng dưới giữa kỳ kinh mỗi tháng, trong khi người khác chỉ thỉnh thoảng mới trải qua. Dù hiện tượng này thường không gây nguy hiểm nhưng cảm giác đau có thể gây khó chịu cho người mắc. Tuy vậy, nguyên nhân chính xác của đau giữa kỳ kinh vẫn chưa được xác định rõ ràng, các chuyên gia cho rằng có một số yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng này.

Một trong những căn nguyên phổ biến của đau giữa kỳ kinh là do nang buồng trứng làm căng bề mặt của buồng trứng trước khi trứng được phóng thích. Trong quá trình rụng trứng, trứng được phát triển trong một nang trứng, khi nang này phồng to lên tạo áp lực lên bề mặt buồng trứng, gây ra cảm giác đau.

Đây có thể là lý do tại sao cơn đau thường chỉ xảy ra ở một bên của bụng, phụ thuộc vào việc trứng được phóng thích từ buồng trứng bên nào.

Ngoài ra, sau khi trứng được giải phóng, nang trứng có thể vỡ ra và tiết dịch hoặc máu. Khi chất lỏng này chảy vào khoang bụng dễ gây kích thích màng phúc mạc, lớp màng bao quanh các cơ quan trong ổ bụng, dẫn đến tình trạng đau bụng.

Đôi khi, cảm giác đau này chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giờ, thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, mức độ đau có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Một số phụ nữ chỉ cảm thấy đau nhẹ, trong khi những người khác có thể phải chịu đựng cơn đau kéo dài, khó chịu.

Đau bụng dưới giữa kỳ kinh: Nguyên nhân gây ra và cách giảm đau tại nhà 2
Rụng trứng trong chu kỳ được coi là tác nhân chính gây đau bụng dưới giữa kỳ kinh

Biện pháp giúp giảm đau bụng kỳ kinh

Đau bụng dưới giữa kỳ kinh là một phần tự nhiên của chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để giảm đau giúp cải thiện triệu chứng, chị em có thể áp dụng một số biện pháp hiệu quả ngay tại nhà.

Một trong những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhất là chườm nóng. Sử dụng túi chườm nóng, chai nước ấm hoặc miếng dán chuyên dụng đặt lên vùng bụng dưới có thể giúp giảm cơn đau. Nhiệt độ ấm có tác dụng làm giãn nở các cơ, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó giảm các cơn co thắt tử cung gây đau.

Việc chườm nóng không chỉ giúp giảm đau mà còn mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn, giúp cơ thể dễ chịu hơn trong những ngày dâu.

Massage nhẹ nhàng cũng là một cách hữu hiệu để giảm đau. Khi massage quanh vùng bụng, bạn có thể sử dụng thêm rượu nóng hoặc rượu gừng để thúc đẩy hiệu quả, giúp kích thích tuần hoàn máu và giảm sự co thắt của tử cung, làm dịu cơn đau. Massage đúng cách không chỉ giúp giảm đau mà còn cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, giảm cảm giác căng thẳng, mệt mỏi.

Uống nhiều nước ấm cũng là một biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ cơ thể trong kỳ kinh. Nước ấm giúp tăng cường lưu thông máu, đồng thời điều tiết hoạt động co thắt của tử cung, từ đó giúp giảm đau.

Đau bụng dưới giữa kỳ kinh: Nguyên nhân gây ra và cách giảm đau tại nhà 3
Uống nước ấm giúp tăng cường tuần hoàn máu

Bên cạnh nước ấm, bạn cũng có thể sử dụng các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà hoặc trà hoa cúc để làm dịu cơn đau, giảm các triệu chứng khó chịu. Những loại trà này có tác dụng chống viêm, giúp thư giãn cơ thể và cải thiện cảm giác khó chịu trong kỳ kinh.

Cuối cùng, nếu cơn đau quá nặng hoặc kéo dài, tham khảo ý kiến bác sĩ là điều cần thiết. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp, hướng dẫn cách giảm đau bụng kinh an toàn, hiệu quả. 

Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc giảm đau mà không có sự chỉ định của bác sĩ, vì việc này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, gây hại cho sức khỏe.

Đau bụng dưới giữa kỳ kinh: Nguyên nhân gây ra và cách giảm đau tại nhà 4
Trà thảo mộc giúp làm dịu cơn đau bụng dưới giữa kỳ kinh

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về hiện tượng đau bụng dưới giữa kỳ kinh. Đây là một hiện tượng phổ biến, gây khó chịu cho chị em nhưng có thể được giảm thiểu hiệu quả thông qua các biện pháp tại nhà. Nếu cơn đau quá mức, việc thăm khám bác sĩ là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin