Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau dạ dày ở vị trí nào? Vì sao bị đau dạ dày?

Ngày 04/05/2023
Kích thước chữ

Đau dạ dày là cơn đau khó chịu mà không một ai mong muốn. Để phân biệt cơn đau dạ dày với những cơn đau bụng khác bạn cần biết đau dạ dày ở vị trí nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết đau ở đâu là đau dạ dày.

Đau dạ dày là bệnh lý về tiêu hóa không ít người gặp phải. Việc nhận biết cơn đau dạ dày sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương án điều trị phù hợp, tăng hiệu quả chữa trị. Vậy đau dạ dày ở vị trí nào?

Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày ở vị trí nào?

Đau dạ dày là tình trạng sức khỏe đang ngày một phổ biến hơn, đặc biệt là ở giới trẻ. Cơn đau dạ dày thường xuất hiện khi có sự tổn thương xảy ra ở dạ dày, dạ dày bị yếu dần hoặc viêm loét. Bệnh có thể gây nên cảm giác đau đớn khó chịu cho người bệnh, tác động đến sức khỏe và cả cuộc sống của người bệnh. Vậy đau dạ dày ở vị trí nào? Nhận biết những vị trí đau dạ dày như thế nào? 

Đau dạ dày ở vùng thượng vị

Vùng thượng vị là vị trí rất dễ nhận biết cơn đau dạ dày. Nếu bạn chưa biết đau dạ dày ở vị trí nào, hãy để ý đến vùng bụng này. Thượng vị là vị trí ở trên rốn và dưới xương ức của bệnh nhân. Thông thường các cơn đau bắt nguồn từ vùng bụng này thường có xu hướng lan rộng ra vùng ngực và lưng, gây nên cảm giác đau tức ngực hoặc đau nhức lưng bất thường. 

Đau dạ dày ở vị trí nào? Vì sao bị đau dạ dày? 1
Đau dạ dày ở vị trí nào? Người bệnh thường bị đau vùng thượng vị

Cơn đau dạ dày ở vùng thượng vị có thể chỉ vài phút nhưng cũng có trường hợp đau nhiều giờ, đau âm ỉ vô cùng khó chịu. Một số triệu chứng kèm theo với cảm giác đau tức vùng thượng vị như ợ chua, ợ nóng, chán ăn, buồn nôn, nôn ói, nóng rát vùng thượng vị, đầy hơn khó tiêu,...

Khi bị đau ở vùng thượng vị thường xuyên, nguy cơ cao bạn đang bị đau dạ dày đấy. Ngoài ra, một số ít trường hợp đau thượng vị là do bệnh lý khác như viêm tụy, sỏi mật,... 

Đau dạ dày ở vị trí giữa bụng

Nếu bạn không biết phân biệt các cơn đau dạ dày và đau dạ dày ở vị trí nào? Bạn nên để ý những cơn đau ở giữa bụng vì đây rất có thể là dấu hiệu nhận diện bệnh đau dạ dày từ sớm đấy. 

Việc xác định đau dạ dày ở vùng bụng giữa có phải cơn đau dạ dày hay không khá khó khăn bởi đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xuất phát từ các cơ quan nội tạng khác trong ổ bụng như viêm tụy, sỏi thận, viêm hang vị dạ dày,...

Theo bác sĩ chuyên khoa cho hay, tại vùng bụng giữa, các cơn đau dạ dày thường được nhận biết qua cảm giác đau xung quanh rốn, ít khi lan về sau lưng hoặc lan lên vùng ngực. Cơn đau này thường tập trung vào vùng chính giữa của bụng, không nghiêng về bên trái hoặc bên phải. Dấu hiệu này khiến nhiều bệnh nhân lầm tưởng cơn đau do đầy bụng, tức bụng thông thường nên dễ lơ là bệnh lý.

Đau dạ dày ở bên trái và bên phải bụng

Cơn đau dạ dày thường sẽ xuất hiện ở vùng thượng vị trước rồi lan dần đến bên trái và bên phải của bụng, cuối cùng là lan đến vùng lưng hoặc ngực. Cảm giác đau nhiều nhất thường là vị trí phía trên bên trái của bụng, đây là nơi dễ bị đau dạ dày nhất. Ngoài ra cảm giác đau bên cạnh sườn như đói hoặc nóng bụng, xót ruột,... cũng có thể là do đau dạ dày.

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Sau khi xác nhận đau dạ dày ở vị trí nào, người bệnh cũng cần biết nguyên nhân gây bệnh để tránh bệnh tiếp diễn, đề phòng cơn đau dạ dày tái phát nhiều lần gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến cảm giác đau dạ dày gồm có:

Đau do vi khuẩn HP

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến cơn đau dạ dày bất thường chính là do vi khuẩn HP. Khi bị nhiễm loại vi khuẩn này, niêm mạc dạ dày sẽ bị tấn công dẫn đến xuất hiện những vết loét ở dạ dày. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị chảy máu, xuất huyết dạ dày và nguy cơ cao bị bệnh ung thư dạ dày.

Đau dạ dày ở vị trí nào? Vì sao bị đau dạ dày? 2
Vi khuẩn HP gây bệnh đau dạ dày

Thói quen ăn uống kém lành mạnh

Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của dạ dày nói riêng và toàn cơ thể nói chung. Những thói quen ăn uống kém khoa học là nguyên nhân của cơn đau dạ dày. Ăn uống không điều độ, ăn không đúng giờ, bỏ bữa, nhịn ăn quá lâu, vừa ăn vừa làm việc, ăn quá no, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa, ăn nhiều muối, đường,... đều là những thói quen xấu cần cắt giảm để bảo vệ sức khỏe, tránh khỏi cảm giác khó chịu khi bị đau dạ dày. 

Áp lực, căng thẳng

Nguy cơ các cơn đau dạ dày diễn ra thường xuyên và mức độ ngày một nghiêm trọng hơn khi người bệnh gặp căng thẳng, lo lắng, áp lực trong cuộc sống. Trạng thái tinh thần này gây nên những cơn kích thích dạ dày co bóp nhiều hơn, tăng tiết axit dạ dày dẫn đến nguy cơ cao niêm mạc bị tổn thương, bào mòn, dần dần hình thành bệnh đau dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. 

Cách hỗ trợ ngăn ngừa bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và nguy cơ bệnh lý cao nên nếu chưa bị đau dạ dày, bạn cần có cách phòng tránh thích hợp, điều chỉnh lại một số thói quen trong ăn uống cũng như sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe.

  • Điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày, xây dựng chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng lành mạnh. 
  • Ăn chậm, nhai kỹ. 
  • Hạn chế dung nạp những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn và đồ ăn nhiều gia vị cay nóng, có tính axit,...
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, uống 2.5 - 3 lít nước/ngày và tăng cường thêm những loại nước trái cây tươi, nước dừa, sữa tươi, sữa hạt,...
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá. 
  • Hạn chế bia rượu, chất kích thích, cà phê,...
  • Không nên thức khuya quá 23h, ngủ đủ 8 tiếng/ngày. 
  • Tránh stress, lo âu.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn cũng là cách chống đau dạ dày hiệu quả.
Đau dạ dày ở vị trí nào? Vì sao bị đau dạ dày? 3
Tập luyện đều đặn - Giải pháp hỗ trợ phòng ngừa bệnh đau dạ dày

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc đau dạ dày ở vị trí nào. Khi nhận thấy mình có dấu hiệu bị đau dạ dày thông qua vị trí đau, tần suất các cơn đau,... bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.