Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh bố mẹ cần nắm rõ

Ngày 29/08/2017
Kích thước chữ

Chân tay miệng là bệnh dịch gặp nhiều ở trẻ nhỏ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó cần phát hiện bệnh sớm để kịp thời cứu chữa. Bố mẹ hãy bỏ túi

Chân tay miệng là bệnh dịch gặp nhiều ở trẻ nhỏ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó cần phát hiện bệnh sớm để kịp thời cứu chữa. Bố mẹ hãy bỏ túi dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh dưới đây để chăm sóc bé cẩn thận.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh chân tay miệng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì thế, các mẹ phải nắm rõ dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh để phòng tránh.

  • Đầu tiên bé có thể bị sốt nhẹ, bé quấy khóc, không chịu ăn, đau miệng, đau họng, chảy dãi xung quanh miệng.
  • Tiếp đến, trẻ có dấu hiệu quấy khóc nhiều hơn, bỏ bú và quan sát  kỹ thấy những vết loét đỏ, vết lở miệng trong miệng, môi, lợi, lưỡi…
  • Nhìn bên ngoài, mẹ sẽ thấy vết phát ban dạng phỏng nước ở trên đầu gối, mông trẻ hoặc trong lòng bàn chân, bàn tay bé.
  • Các bóng nước (đường kính 2- 3 mm) bị vỡ ra tạo thành các vết loét khiến trẻ bị đau rát, tăng tiết nước bọt.
  • Xuất hiện bóng nước từ 2-10mm có hình bầu dục và màu xám. Bóng nước trong lòng bàn chân, tay có thể ẩn hoặc lồi lên trên da, ấn không đau. Còn bóng nước ở đầu gối và mông xuất hiện trên nền ban màu hồng.
  • Một số trường hợp ngoại lệ dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh chỉ có hồng ban mà không có bóng nước. Bé chỉ bị loét miệng hay bóng nước rất ít và xen kẽ với ban hồng.
  • Trường hợp nguy hiểm: khi trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ cùng với việc quấy khóc, khó chịu, bứt dứt, giật mình, co giật…thì cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức bởi đó có thể là biến chứng nặng hơn của bệnh. Một số biến chứng mà trẻ có thể gặp phải như: viêm cơ tim, viêm não, phù phổi hay tử vong.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết

Cách vệ sinh cho bé từ 3 tháng đến 1 tuổi bị chân tay miệng

Thống kê cho thấy chỉ khoảng 20% trẻ bị tay chân miệng lây nhiễm từ bạn bè ở trường lớp. Số còn lại thì chủ yếu là do trẻ mắc bệnh tại gia. Nguyên nhân chủ yếu là do cách chăm sóc, vệ sinh của gia đình. Do đó cách tốt nhất để phòng chống bệnh tay chân miệng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh là thay đổi cách vệ sinh cho trẻ cũng như môi trường xung quanh. Theo đó, vệ sinh cho trẻ bị chân tay miệng cần lưu ý như sau:

  • Hãy giữ gìn cơ thể bé sạch sẽ, không nên kiêng tắm mà cho trẻ tắm trong phòng kín và chọn các loại xà phòng sát khuẩn cho trẻ cẩn thận.
  • Chân tay miệng ở trẻ sơ sinh cần được chăm sóc, vệ sinh đúng cách, các đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi như khăn mặt, cốc uống nước, quần áo, bát ăn…cần được dùng riêng, tránh dùng chung đồ với người trong gia đình hay với những trẻ khác để hạn chế việc lây lan bệnh tới mọi người xung quanh cũng như tránh cho bé bị lây bệnh.
  • Trẻ sơ sinh bị chân tay miệng nên được vệ sinh lưỡi hàng ngày: Với trẻ nhỏ, bé 3 tháng bị tay chân miệng, trẻ 4 tháng bị tay chân miệng, trẻ 5 tháng bị tay chân miệng…trẻ dưới 1 tuổi bị tay chân miệng thì mẹ có thể vệ sinh lưỡi bằng giấy làm sạch lưỡi cho trẻ.
  • Bé 6 tháng bị chân tay miệng, bé 7 tháng bị chân tay miệng, bé 8 tháng bị chân tay miệng cần được khử trùng tất cả đồ chơi hay vật dụng mà bé dùng. Bởi đây là thời kì trẻ bắt đầu mọc răng nên trẻ thường bị ngứa lợi và hay gặm đồ chơi hay các đồ mà bé cầm được. Do đó, việc khử trùng các vật dụng, đồ chơi xung quanh trẻ sẽ là cách phòng bệnh, ngăn chặn sự xâm nhập của virus.
  • Không những vậy, việc khử khuẩn môi trường sống của trẻ là rất cần thiết: bạn có thể dùng dung dịch Cloramine B hoặc nước Javel để khử đồ đạc, vật dụng hay sàn nhà mà không lo độc hại cho bé nhé.
  • Tạo môi trường thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ cho trẻ. Không nên ủ bé quá kĩ trong phòng, điều này gây cho bé thêm mệt mỏi, bệnh càng nặng hơn.
  • Hơn nữa, mẹ không được tìm cách cậy, làm vỡ những bọng nước, ban hồng ra. Việc này sẽ khiến trẻ bị đau và làm cho các vết lở loét đó bị nhiễm trùng nặng hơn.

Gia đình bé cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày. Đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thanh Hiền

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm