Long Châu

Dấu hiệu nhận biết áp xe vú sau sinh

Ngày 29/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Áp xe vú là hậu quả của viêm tuyến vú nếu không được điều trị kịp thời, loại bệnh này thường gặp ở những phụ nữ đang cho con bú. Các mẹ bỉm sữa sau sinh khá lo ngại về hiện tượng áp xe vú sau sinh? Để hiểu rõ thêm về nội dung này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Áp xe vú sau sinh là một loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khi bầu vú phụ nữ tích tự mủ dẫn đến tình trạng sưng tấy, viêm gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sữa thậm chí có thể dần tiến triển thành bệnh ung thư vú. 

Thế nào là áp xe vú sau sinh?

Bệnh áp xe vú là căn bệnh khá nguy hiểm thường gặp ở nữ giới. Khoảng 10 - 30% trường hợp mắc phải bệnh lý này ở những phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc cho con bú. Áp xe vú có thể xảy ra với những phụ nữ có vòng ngực lớn hoặc không thường giữ gìn vệ sinh cá nhân. 

Áp xe vú là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú quá đường ống dẫn sữa gây đau nhức, nhiễm trùng, sưng mủ, nổi hạch. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua vùng xung quanh vú bị tổn thương, nhiễm khuẩn.

Dấu hiệu nhận biết áp xe vú sau sinh 1

Áp xe vú thường xuất hiện ở những phụ nữ không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ

Nguyên nhân gây áp xe vú sau sinh

Theo các nghiên cứu cho rằng, tắc tia sữa là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến áp xe vú. Khi tắc tia sữa xảy ra đồng nghĩa sữa không thể thoát ra ngoài, tạo thành cục trong thời gian lâu dài. Trong khi đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, gây nên tình trạng căng ống dẫn sữa. Tắc tia sẽ trong thời gian dài sẽ gây viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú. 

Dấu hiệu nhận biết áp xe vú sau sinh 2 Mặc áo ngực quá chật là nguyên nhân gây áp xe vú

Ngoài nguyên nhân gây tắc sữa, áp xe vú còn xảy ra với những mẹ sau sinh khi:

  • Không thường xuyên hút sữa: Nhiều mẹ không vắt bỏ lượng sữa dư thừa sau khi bé bú xong gây nên tình trạng ứ đọng sữa. 
  • Vùng ngựa chịu áp lực: Một số chị em phụ nữ thường có thói quen mặc áo quá chật hay địu bé trước ngực. Việc này tạo nên áp lực lớn lên bầu ngực, một trong số nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa gây áp xe vú. 
  • Cho trẻ bú không đúng cách: Nhiều bé sẽ có hiện tượng ngậm đầu ti quá lâu, thậm chí căn gây trầy xước nhũ hoa tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây áp xe vú nếu tồn tại trong thời gian dài.
  • Mẹ căng thẳng: Stress có thể là tác nhân làm giảm thiểu quá trình sản xuất hormone oxytocin nên rất dễ gây tắc tuyến sữa ở bầu ngực. 

Dấu hiệu nhận biết áp xe vú sau sinh

Một số những dấu hiệu nhận biết thường gặp về hiện tượng áp xe vú như:

Đau nhức

Cảm giác đau nhức thường xuyên xuất hiện là tình trạng nang tuyến vú chứa dịch mủ và các mô bị viêm. Cảm giác đau này sẽ rõ ràng nhất khi bạn dùng tấn vào vùng áp xe (khối cứng, chắc) hay khi bạn cử động vai, cánh tay. 

Vú sưng, căng to

Người mẹ sẽ nhận thấy vùng vú sưng to, căng tức hơn so với thông thường, nếu không được điều trị sớm thì tình trạng này sẽ dần tăng cao.

Khối cứng bên trong

Khi bạn sờ nắn vú nhận thấy khối cứng bên trong, đây là dầu hiệu điển hình của áp xe vú là cũng là lý do khiến nhiều chị em phụ nữ thăm khám bác sĩ. Khi bạn dùng tay sờ nắn ngực có thể sẽ cảm nhận được một hoặc nhiều các khối cứng, chắc bên trong vú. Tại vị trí sờ được những cục này sẽ có hiện tượng viêm, sưng đỏ. 

Đau ngực khi cho con bú

Đây là một trong những than phiền thường gặp nhất khi các mẹ sau khi cho con bú nếu mắc phải bệnh lý áp xe vú. 

Sốt, ớn lạnh

Tình trạng sốt có thể gặp hoặc không, thường gặp khi căn bệnh trong giai đoạn đầu mới khởi phát. Sốt có thể sốt nhẹ trong khoảng từ 38 độ hay sốt cao lên đến 39 - 40 độ. kèm theo cảm giác ớn lạnh.

Biến chứng hoại tử

Hoại tử do áp xe vú là biến chứng khá nặng nghề và nguy hiểm nhất, với các dấu hiệu thường gặp nhất như cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hạ huyết áp, vú căng to, sưng phù, da trên ổ áp xe vàng nhạt, hạch nách sưng to,...

Dấu hiệu nhận biết áp xe vú sau sinh 4 Đau nhức, căng tức vùng ngực là một trong những dấu hiệu của áp xe vú

Những biến chứng của bệnh áp xe vú sau sinh

Áp xe vú có 2 giai đoạn chính là khởi pháp và tạo thành áp xe. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể khiến bệnh nhân đau nhức tuyến vú, sau đó lan rộng sang bả vai, cánh tay khiến cơ thể mệt mỏi, mất ngủ. Khi bệnh dần chuyển biến nặng sang giai đoạn tạo thành áp xe:

  • Vùng da áp xe sẽ trở nên căng nóng, sứng tím, bắt đầu nổi viêm hạch gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con khi nhũ hoa chảy mủ, có mùi hôi xuất hiện ở sữa hoặc gây mất sữa nếu áp xe vú tự vỡ. 
  • Cơ thể các mẹ trở nên mệt mỏi, gầy yếu và sụt cân nhanh.
  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng nhiều đau đầu liên tục, sống trong lo lắng.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, suy thận, hoại tử các chi khi các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú dần lan sang các mạch máu dẫn đi khắp cơ thể. 
Dấu hiệu nhận biết áp xe vú sau sinh 3 Vùng ngực luôn cảm thấy căng nóng, đau nhức

Các biện pháp phòng ngừa bệnh áp xe vú sau sinh

  • Thường xuyên vệ sinh vùng ngực, nhũ hoa sạch sẽ trước và sau khi tiến hành cho trẻ bú, trong quá trình bé bú tránh làm trầy xước, rạn nứt đầu ti.
  • Bạn nên tập cho trẻ thói quen bú no, bú hết từng bên vú trước khi đổi bên. Nếu trẻ bú chưa hết, bạn hãy vắt lượng sữa dư thừa dự trữ ở ngăn đông của tủ lạnh, tránh hiện tượng ứ đọng sữa, tắc tia sữa bởi đây là nguyên nhân gây nên áp xe vú.
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách thường xuyên ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, tránh thức khuya, căng thẳng làm việc quá sức. 

Dấu hiệu nhận biết áp xe vú sau sinh 5

Thường xuyên vệ sinh vùng ngực và nhũ hoa trước và sau khi cho bé bú

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về dấu hiệu nhận biết áp xe vú sau sinh. Hy vọng rằng qua nội dung này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết khi tìm kiếm về căn bệnh áp xe vú nhé!

Tuyết Trâm

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm