Long Châu

Áp xe là gì? Cách điều trị và phòng ngừa áp xe

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Áp xe (abscess) là thuật ngữ chỉ những vùng có mủ khu trú trên các mô như trên da hoặc cơ quan bên trong cơ thể. Áp xe thường do vi khuẩn gây ra và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Kháng sinh là thuốc điều trị chính khi bị áp xe.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Áp xe là gì? 

Áp xe (Abscess) là dấu hiệu mà cơ thể đáp ứng lại sự nhiễm khuẩn. Khi nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt vi khuẩn và để lại ổ mủ có hình thái bọc kín chứa tế bào hoại tử và bạch cầu chết gọi là áp xe. 

Thường có 2 loại áp xe là:

  • Áp xe da: Thường xảy vào mùa nắng nóng, oi bức nhiều hơn vì mồ hôi ra nhiều thêm vào đó vệ sinh da kém có thể khiến da bị hoại tử, bị lở loét, mụn nhọt.

  • Áp xe ở sâu trong cơ thể (cơ hoành, cơ đùi, cơ thắt lưng chậu, gan, mật, phổi, não).

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của áp xe

Áp xe có thể được nhận biết dễ dàng bởi hình thái là các vùng tập trung mủ (mủ trắng hoặc xanh), sưng, nóng đỏ và gây đau, khó chịu.

Tác động của áp xe đối với sức khỏe

Áp xe nếu không được điều trị thì sẽ tiến triển nặng hơn, vùng mủ sẽ bị sưng tấy quá mức, căng phồng và vỡ ra. Khi vỡ, mủ sẽ lan ra các mô xung quanh, vi khuẩn có thể lây lan ra các vùng xung quanh, gây sốt, chán ăn, mệt mỏi khó chịu.

Áp xe ở các mô khác nhau sẽ để lại tác động nguy hiểm khác nhau như ở não (ảnh hưởng thần kinh).

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh áp xe 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến áp xe

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra áp xe, trong đó Staphylococcus aureus là hay gặp nhất.

Vi khuẩn xâm nhập kèm theo các yếu tố làm phát triển áp xe bao gồm:

  • Suy giảm miễn dịch;

  • Vật liệu nhân tạo trong cơ thể như stent, các dụng cụ như nẹp xương,…

  • Tắc nghẽn mạch máu;

  • Hoại tử mô;

  • Tụ máu hoặc dịch ở mô;

  • Chấn thương.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải áp xe?

Áp xe thường gặp ở mọi đối tượng khi có nhiễm khuẩn, trong đó:

  • Trẻ em và người cao tuổi thường bị áp xe nhiều hơn.

  • Áp xe da thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch còn khỏe mạnh.

  • Áp xe bên trong cơ thể thường xảy ra ở người đã mắc bệnh lý hoặc suy giảm miễn dịch. Ví dụ áp xe phổi (do viêm phổi), áp xe não (nhiễm khuẩn màng não).

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải áp xe

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc áp xe, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn và bội nhiễm;

  • Chấn thương;

  • Bệnh lý làm suy giảm miễn dịch.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán áp xe

Lâm sàng

Thăm khám bằng cách khai thác tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt để đánh giá sơ lược lâm sàng.

Các biểu hiện lâm sàng gợi ý:

  • Áp xe ở da hoặc cơ thường sẽ bị sưng tấy, nóng đỏ và đau nhức.

  • Áp xe sâu bên trong cơ thể có thể dẫn đến sốt cao, môi khô, lưỡi trắng, mất nước, rối loạn điện giải hoặc đôi khi bị rét run toàn thân, sốc nhiễm khuẩn.

Cận lâm sàng

Các phương pháp cận lâm sàng giúp phát hiện áp xe bên trong cơ thể như chẩn đoán hình ảnh:

  • Siêu âm;

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner, cho hình ảnh chính xác);

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI, nhạy cảm nhất).

Ngoài ra có thể kết hợp xét nghiệm công thức máu để xem chỉ số bạch cầu, tốc độ lắng máu, chỉ số fibrinogen hoặc cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm vi khuẩn, vi nấm gây nhiễm trùng máu.

Phương pháp điều trị áp xe hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc kháng sinh thường được dùng khi điều trị các loại áp xe:

  • Các áp xe bên trong cơ thể như ổ bụng, não, phổi,…

  • Nhiều ổ áp xe.

  • Áp xe có viêm nhiễm mô tế bào xung quanh.

  • Áp xe có kích thước lớn hơn 2 cm.

Tùy vào vị trí nhiễm khuẩn và áp xe mà bác sĩ sẽ chọn kháng sinh phù hợp để điều trị.

Điều trị bằng thủ thuật/phẫu thuật

Áp xe là các ổ mủ nên phương pháp hiệu quả nhất chính là loại bỏ các ổ mủ ra khỏi cơ thể để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phát triển. Các thủ thuật/ phẫu thuật bao gồm chọc, hút, bơm, rửa, dẫn lưu.

Với các áp xe có kích thước nhỏ, nằm dưới da thì chỉ cần làm thủ thuật rạch và dẫn lưu, loại bỏ các mủ cũng như mô hoại tử khỏi vị trí ổ mủ.

Với các áp xe sâu bên trong cơ thể, sau khi chẩn đoán vị trí bằng hình ảnh sẽ tiến hành dẫn lưu bằng cách chọc kim qua da để hút mủ mà không cần phải phẫu thuật.

Với các áp xe nhẹ, có thể tự tiêu hoặc hình thành nang xơ vôi hóa mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của áp xe

Chế độ sinh hoạt:

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên, tránh để viêm nhiễm xảy ra, đặc biệt viêm nhiễm da hay tiết niệu.

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

Chế độ dinh dưỡng:

  • Tránh các thực phẩm không hợp vệ sinh để hạn chế bệnh nhiễm trùng đường ruột, phòng bệnh kiết lỵ vì bệnh này có thể gây áp xe gan.

Phương pháp phòng ngừa áp xe hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên;

  • Ăn uống hợp vệ sinh.

Nguồn tham khảo
  1. Msdmanuals: https://www.msdmanuals.com/vi/

  2. Cơ quan ngôn luận Bộ Y tế: Sức khỏe đời sống: https://suckhoedoisong.vn/nguyen-tac-dieu-tri-ap-xe-16923429.htm.

Chủ đề:áp xe

Các bệnh liên quan

  1. Giun đầu gai

  2. Viêm não Nhật Bản

  3. Lậu

  4. Sốt xuất huyết do virus Hanta

  5. Sốt vàng

  6. Lao phổi

  7. Nhiễm giun móc

  8. Nhiễm Echinococcus

  9. Nhiễm khuẩn Chlamydia

  10. Nhiễm lậu cầu