Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sởi là căn bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp. Bệnh có thể tạo thành một ổ dịch nếu như không sử dụng biện pháp cách ly an toàn và chăm sóc bệnh một cách hiệu quả. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu bệnh để biết được những dấu hiệu của sởi dạng nhẹ.
Sởi là một bệnh nhiễm virus thông thường, bệnh thường tự khỏi trong vòng 7-10 ngày nếu như được chăm sóc và điều trị tốt. Tác nhân gây bệnh là virus sởi thuộc giống mobillivirus hoặc RNA paramoxyviridae. Sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Để tránh những biến chứng nặng có thể xảy ra bạn cần biết trước những dấu hiệu của sởi dạng nhẹ kịp thời chữa trị.
Bệnh sởi khởi phát bằng các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, sau đó sốt cao 39-40 độ C mệt mỏi kèm chảy nước mũi, ho, nổi phát ban. Khá nhiều bệnh lý khác như cảm cúm, phát bạn cũng xuất hiện các triệu chứng như vậy. Nên chúng ta cần chuẩn đoán phân biệt với bệnh khác bằng cách dựa vào các triệu chứng cụ thể. Thông báo của Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh chỉ ra, bệnh sởi thường khởi phát bằng triệu chứng sốt kèm theo ít nhất một trong những triệu chứng sau: ho, chảy mũi, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai); viêm kết mạc (đau mắt đỏ, mắt lèm nhèm); sưng đau khớp, phù mi mắt. Hơn nữa dấu hiệu đặc trưng nhất là dấu koplik- những chấm trắng 1 milimet xuất hiện ở niêm mạc má người bệnh. Theo các chuyên gia còn có các dấu hiệu khác để phân biệt sởi với các bệnh lý khác là các ban đỏ thường xuất hiện tại thời kì toàn phát từ ngày thứ 3-7 của bệnh, bắt đầu từ sau tóc, dọc theo viền tóc, đầu cổ, ngực bụng sau đó lan dần xuống dưới chân, tay và rộng ra toàn thân.
Ở giai đoạn toàn phát sởi dạng nhẹ sẽ nổi ban hồng song không có cảm giác ngứa, trong trường hợp này các ban nổi rải rác chứ không dày đặc như sởi dạng nặng. Vậy bị sởi có kiêng tắm không?
Ở thời kì lui bệnh các ban mọc sẽ bay và nhạt màu dần nhanh chóng, không để lại vết thâm đậm như ở sởi dạng nhẹ. Khoảng sau 1 tuần thì lúc này trên da của người bệnh sẽ không có dấu vết gì. Và bệnh nhân sẽ có khả năng miễn dịch bền vững với bệnh này.
Bệnh sởi dạng nhẹ thường ít xảy ra các biến chứng nặng song không phải là không có nếu người bệnh chủ quan không chú ý, cẩn thận chăm sóc điều trị tốt. Các biến chứng có thể xảy ra như: viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm đường ruột…
Đối với người mắc bệnh sởi dạng thì không nhất thiết cần đến các cơ sở y tế, tuy nhiên cần có các hướng điều trị tại gia đình. Người bệnh cần phải được cách ly tránh lây lan bệnh cho người khác, đề phòng tạo thành ổ dịch tại khu dân cư. Người thân và gia đình hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang tránh văng bắn các dịch tiết từ hầu họng ra môi trường không khí. Cho người bệnh tránh gió lạnh, nghỉ làm việc, ăn uống thức ăn lỏng và bổ sung cho cơ thể các vitamin và vi chất để tăng sức đề kháng chống lại các virus xâm nhập.
Người bệnh tuyệt dối không được tự tiện sử dụng những loại thuốc đông y vì có thể ảnh hưởng xấu đến thận và nội tạng khác. Hơn nữa lại càng không được dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Chúng tôi hi vọng với bài viết này bạn đọc có thể phân biệt được sởi dạng nhẹ và sởi dạng nặng để có những hướng điều trị cụ thể và hiệu quả nhất. Khi biết được những dấu hiệu của bệnh sởi bạn sẽ kịp thời điều trị ngăn không cho các biến chứng nào xảy ra.
Thanh Hiền
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.