Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh sởi có kiêng tắm không?

Ngày 12/05/2018
Kích thước chữ

Theo quan niệm dân gian, nhiều người vẫn nghĩ rằng khi trẻ bị sởi cần tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió. Vậy khi bị sởi có kiêng tắm không?

Theo quan niệm dân gian, nhiều người vẫn nghĩ rằng khi trẻ bị sởi cần tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió. Vậy khi bị sởi có kiêng tắm không?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra. Dấu hiệu của bệnh là sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa, viêm kết mạc mắt, phát ban có thứ tự. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và dễ phát thành dịch.

Những người trạng yếu, sinh non, không được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa đầy đủ thì dễ mắc sởi cao. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.

Bệnh sởi có kiêng tắm không?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính

Bệnh sởi có kiêng tắm không?

Trong dân gian thường có những lời khuyên cho các bậc cha mẹ là không nên tắm cho trẻ khi mắc sởi gây ngứa, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Bạn không nên cho bé kiêng tắm lúc này vì nếu da bé bẩn, sẽ dễ vị viêm da, thậm chí sởi bội nhiễm rất nguy hiểm.

Bệnh sởi có kiêng tắm không? Nên tắm cho bé trong phòng kín gió, vào thời điểm ban ngày (từ 8 giờ - 17 giờ) và sử dụng nước ấm vừa phải. Dùng dầu gội đầu và xà phòng tắm như bình thường để làm sạch mồ hôi và tiêu diệt vi trùng bám trên da bé. Nên tắm trong thời gian ngắn và lau khô thật kỹ cho bé, chú ý vùng đầu và các kẽ, nếp gấp (cổ, nách, khuỷu, bẹn). Khi bé bị sởi, các vùng da tổn thương làm bé ngứa và khó chịu, nhất là vào những ngày thời tiết nóng, do vậy nên tắm hằng ngày. Nếu bé bị thủy đậu hoặc sốt xuất huyết cũng nên tắm cho bé mỗi ngày, nhưng cần lưu ý tránh làm vỡ các bóng nước do thủy đậu.

Ngoài ra, nên nhỏ nước muối sinh lý (dung dịch natri chloride 0,9%) vào mắt, mũi và tai để phòng ngừa bội nhiễm sau khi mắc bệnh sởi. Có thể dùng bông ngoáy tai đưa nhẹ vào ống tai ngoài để chùi ngay sau khi tắm bé và nhỏ tai.

Bệnh sởi có kiêng tắm không 1?

Nên tắm bé trong phòng kín gió, vào thời điểm ban ngày khi trẻ bị sởi

Bệnh sởi có kiêng tắm không? Khi bé mắc sởi, sức đề kháng kém nên bạn cần bổ sung những nhóm thức ăn giúp tăng cường đề kháng như vitamin A, C, D có trong các loại rau, củ, quả như: Cà rốt, cà chua, đu đủ, rau màu xanh đậm, trái cây họ cam chanh, các chế phẩm từ sữa... Đồng thời, cần cho bé ăn nhiều các chất bổ sung đạm như thịt, cá, trứng, sữa để cơ thể trẻ tái tạo lại các mô đã bị tổn thương do virus sởi tấn công. Tùy vào sức khỏe của bé, bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa, cho trẻ ăn thức ăn mềm, uống nhiều nước để trẻ nhanh hồi phục.

Bệnh sởi có kiêng tắm không? Nếu bé sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, ban sởi lặn hết mà vẫn sốt, có dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt... thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện để điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh sởi có kiêng tắm không 2?

Khi bé mắc sởi, sức đề kháng kém

Trẻ bị sởi cần kiêng gì?

Sởi bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc một phần vào sự kiêng cữ của cha mẹ với các bé theo đó mẹ nên kiêng cho bé:

- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, được chế biến dưới dạng chiên, rán, xào gây khó khăn trong tiêu hóa.

- Thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao.

- Các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu.

- Đồ uống có ga, có cồn không chỉ gây mất nước mà còn làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh.

- Không để mắt trẻ tiếp xúc với ánh sáng: Trẻ bị lên sởi thường rất nhạy cảm với ánh sáng, nhất là khi mắt đang bị đau nhức và ra ghèn gỉ. Mẹ nên dùng kèo rèm cửa để chắn sáng và cho bé ở trong phòng với ánh sáng yếu nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng.

- Các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như: các loại hải sản, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải… 

Sởi có kiêng tắm không? Bệnh sởi là căn bệnh truyền nhiễm nếu như không biết cách chăm sóc hợp lý có thể khiến trẻ mắc bệnh nặng hơn và lâu khỏi. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên dắt túi những kiến thức căn bản trên để biết cách phòng và chăm sóc trẻ tốt nhất.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:sởi