Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Canxi là dưỡng chất không thể thiếu trong sự phát triển của hệ xương khớp. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt, dư thừa canxi cũng vậy, điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vậy, thừa canxi có biểu hiện gì và có tác hại như thế nào?
Xương trẻ em chứa nhiều vùng xương tăng trưởng bao gồm các tế bào sụn. Khi trẻ bước vào giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, các tế bào sụn trong cơ thể sinh sản nhanh, ngày càng dài, chắc và chứa nhiều khoáng chất hơn.
Lúc này, việc bổ sung Collagen, Chondroitin và những dưỡng chất khác đặc biệt là canxi rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu bổ sung Canxi một cách dư thừa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Táo bón là dấu hiệu thừa canxi
Táo bón là một trong những biểu hiện thừa canxi dễ nhận biết nhất bởi canxi rất khó hấp thụ hết hoàn toàn. Thông thường, cơ thể trẻ chỉ có thể hấp thụ được khoảng 40 - 60% lượng Canxi được cung cấp. Lượng Canxi dư thừa còn lại kết hợp với chất xơ trong thực vật dẫn đến kết tủa Canxi và bị đào thải ra ngoài. Canxi có tính hút nước cao, khi đi tới ruột non, chúng hút cạn nước làm phân rắn và cứng gây ra tình trạng táo bón.
Buồn nôn, đau bụng
Buồn nôn, đau bụng là một triệu chứng thừa canxi. Dư thừa quá nhiều Canxi khiến cơ thể rơi vào tình trạng dễ bị trầm cảm, chóng mặt và buồn nôn. Bởi dư thừa Canxi khiến cho tuyến cận giáp sản xuất hormone với số lượng lớn làm tăng nguy cơ bị bệnh cường giáp, đây là căn bệnh khiến chúng ta cảm thấy buồn nôn và khó chịu.
Biếng ăn
Thừa canxi có biểu hiện gì? Đó chính là biếng ăn. Việc cung cấp quá nhiều canxi sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, ăn không ngon miệng làm người thừa xanxi lười ăn, biếng ăn. Ngoài ra, hàm lượng canxi trong cơ thể quá cao cũng làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Điều đó dẫn đến việc cơ thể suy dinh dưỡng, ốm yếu cho không có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Đau xương, cơ
Đau nhức xương, cơ cũng là một biểu hiện thừa canxi. Dư thừa canxi trong cơ thể là nguyên nhân gây ra tình trạng vôi hóa xương khiến xương bị đau, cứng, kém linh hoạt hơn và dễ gãy, co cơ, chuột rút, đau nhức cơ.
Đi tiểu nhiều, tiểu ra máu
Canxi có tính hút nước rất cao. Khi cơ thể thừa canxi, người bệnh sẽ luôn ở trong trạng thái thiếu nước, háo nước, do đó thường xuyên khát nước, uống nhiều nước. Điều này dẫn đến tính trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày thậm chí tiểu ra máu, cảm giác đau rát khi đi tiểu.
Rối loạn nhịp tim là dấu hiệu thừa canxi
Lượng canxi trong cơ thể quá nhiều khiến cho nồng độ Canxi trong máu tăng cao đột biến. Điều đó gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Dưới ảnh hưởng của canxi, cơ thể tiết nhiều hormone khác nhau tạo ra những cơn đau tim.
Người bị dư thừa nhiều Canxi sẽ có hệ tim mạch hoạt động không ổn định. Dư thừa canxi cũng dẫn đến tình trạng huyết áp thấp khiến cơ thể hay bị mệt mỏi và chóng mặt.
Thừa canxi gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể, canxi không hấp thụ hết có thể tích tụ gây vôi hóa thận, sỏi mật, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magiê, photpho... Canxi nếu không được vận chuyển tối đa vào xương mà tồn tại quá nhiều trong máu sẽ gây xơ vữa động mạch (bệnh tim mạch), vôi hóa mô mềm tạo nhiều nếp nhăn trên da.
Nguy hiểm hơn, hàm lượng canxi trong máu tăng cao, canxi sẽ đi vào xương nhiều hơn làm cốt hóa xương sớm, hạn chế sự phát triển xương, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao. Do đó, phát hiện sớm những dấu hiệu thừa canxi nhằm khắc phục sớm nhất có thể tình trạng này là điều hết sức quan trọng.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, trừ khi có chỉ dẫn cụ thể từ bác sĩ, nếu không bạn chỉ cần hấp thụ lượng canxi qua thực phẩm bổ sung hàng ngày. Nếu bạn không muốn uống sữa bổ sung canxi thì hãy ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi.
Thừa hay thiếu canxi đều nguy hiểm. Sau đây là quy định về lượng canxi cần để đáp ứng nhu cầu cho một người bình thường mỗi ngày.
Một số loại thực phẩm quen thuộc như sữa chua, pho mát, hay rau cải xanh… sẽ giúp bạn bổ sung canxi hàng ngày, tuy nhiên bạn hãy nhớ tính toán lượng canxi để không dẫn đến tình trạng thừa canxi. Cụ thể:
Vai trò của canxi với rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều dẫn đến dư thừa canxi có thể làm bạn mắc phải các bệnh nguy hiểm. Vì thế, hãy nạp vào cơ thể một lượng canxi phù hợp để không gây nguy hiểm cho sức khỏe bạn nhé.
Hường
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.