Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh cảm cúm thường mắc phải vào khoảng thời gian giao mùa, đặc biệt là vào mùa lạnh. Nếu không chú ý đến dấu hiệu trẻ bị cảm cúm thì bệnh có nguy cơ diễn biến nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cảm cúm là căn bệnh truyền nhiễm do các virus cúm gây ra. Chúng rất dễ lây lan qua đường hô hấp, đặc biệt bệnh rất dễ ảnh hưởng đến trẻ em, vốn là đối tượng có sức đề kháng yếu. Theo thống kê thì hằng năm có khoảng 20 - 30% ca mắc bệnh cúm là ở trẻ em.
Dấu hiệu trẻ bị cảm cúm thường xuất hiện là: Các cơn sốt cảm cúm xảy ra và trẻ có cảm giác ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt và buồn nôn, mệt mỏi, đau họng, chảy nước mũi, ho, ăn uống không ngon, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy…
Dấu hiệu trẻ bị cảm cúm dưới 5 tuổi thường nhẹ, nhưng đối với trẻ sơ sinh thì lại rất nặng. Thường sau 5 ngày thì dấu hiệu sốt và các triệu chứng khác đã chấm dứt, nhưng ho và mệt mỏi thì vẫn còn tiếp diễn. Trong vòng 1 - 2 tuần các triệu chứng mới chấm dứt hoàn toàn. Nhưng cần lưu ý rằng bệnh cảm cúm có nguy cơ dẫn đến viêm phổi và một số biến chứng khác ảnh hưởng đến tính mạng, vì thế các phụ huynh hãy lưu ý, không được lơ là khi có dấu hiệu trẻ bị cảm cúm.
Hiện nay, để phòng ngừa bệnh cúm, trẻ có thể được tiêm phòng cúm hằng năm, được khuyến cáo cho tất cả các trẻ từ 6 tháng trở lên. Loại vaccine này sẽ giúp bảo vệ cho bé trước các loại virus gây cảm cúm mà các chuyên gia cho là sẽ xuất hiện ở mùa cúm tới. Vaccine này tuy không đảm bảo trẻ không mắc bệnh hoàn toàn, nhưng nếu được tiêm phòng thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ thấp hơn rất nhiều.
Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng có thể giảm thiểu nguy cơ lây bệnh bằng cách rửa tay kỹ cho trẻ bằng xà phòng, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, sau khi ho và trước khi ăn. Nếu bị ho hoặc hắt hơi thì hãy hướng dẫn bé che miệng và mũi bằng khăn giấy, rồi vứt vào thùng rác.
Các bậc phụ huynh có thể giúp bé tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C. Theo các chuyên gia thì vitamin C có thể giúp phòng ngừa các biến chứng của cúm như là viêm phổi, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm như nước cam, bắp cải…
Đo nhiệt độ thường xuyên cho trẻ. Theo dõi liên tục và chính xác nhiệt độ của trẻ để can thiệp kịp thời trong quá trình điều trị bệnh của con.
Dùng giấy mềm chấm lau mũi cho con. Vì giấy mềm sẽ giúp trẻ không bị đỏ mũi hay dễ bị kích thích như khi sử dụng khăn mặt hoặc giấy ăn. Đồng thời nếu trẻ sơ sinh bị chảy mũi thì nên dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để lấy chất nhầy ra, sau đó nhỏ nước nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh để đỡ bị khô.
Cho con uống nhiều nước. Cảm có thể khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng. Việc bổ sung nước là điều cần thiết để tránh mất nước, cũng như là để con ngủ sâu giấc.
Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm sốt hoặc giảm đau. Hai loại thuốc này là thuốc thông thường để điều trị các triệu chứng của cảm cúm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho trẻ cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ hoặc dược sĩ. Tuyệt đối không được dùng aspirin vì nguy cơ gây hội chứng Reye rất nghiêm trọng.
Đưa trẻ đến bệnh viện nhi chuyên khoa để chẩn bệnh. Với trẻ em dưới 3 tháng tuổi thì khi sốt trên 38 độ C hay cơn sốt kéo dài hơn 2 ngày thì phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.
Bệnh cảm cúm chỉ là bệnh thông thường và rất phổ biến, tuy nhiên do sức đề kháng của trẻ còn yếu ớt nên phụ huynh cần đặc biệt lưu ý và nắm rõ những thông tin cơ bản về bệnh để có cách xử lý kịp thời khi con mình mắc bệnh.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.