Khớp háng là bộ phận quan trọng nhằm liên kết các bộ phận như chân, lưng với nhau. Nó điều khiển hai chi dưới đồng thời truyền lực lên trên để giúp phần trên đủ sức để chống đỡ vật nặng. Do đó, khi bị đau khớp háng, các bộ phận liên quan cũng bị ảnh hưởng, làm người bệnh khó khăn trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng bên phải
Đau khớp háng bên phải là triệu chứng đau khi khớp háng chân phải bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý thuộc nhóm bệnh viêm khớp. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà triệu chứng đau có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Đau khớp háng phải có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt, viêm hoặc sưng, phù nề tại khu vực bị đau.
Triệu chứng đau khớp háng bên phải xuất hiện do nhiều nguyên nhân tác động. Tuy nhiên theo các chuyên gia, có hai nguyên nhân chính gây đau khớp háng bên phải:
Đau khớp háng bên phải do một số bệnh xương khớp:
-
Thoái hoá khớp háng: Do sụn và xương dưới sụn bị lão hóa, dần dần bị bào mòn khiến cho các đầu xương không còn được sụn bảo vệ. Từ đó, khi vận động, các xương cọ sát với nhau, gây nên tình trạng đau đớn.
-
Bệnh viêm khớp háng: Nếu khớp háng không bị chấn thương nhưng vẫn có các cơn đau kéo dài từ âm ỉ đến dữ dội thì rất có thể nguyên nhân là do viêm khớp háng.
-
Viêm gân, viêm bao hoạt dịch: Khi các gân và dây chằng tại khớp háng bên phải bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng đau khớp háng bên phải.
-
Thoái vị bẹn: Do một phần niêm mạc của khoang bụng chui vào túi thoát vị, khiến vùng háng phình to, thậm chí là nhiễm trùng, gây đau khớp háng và vùng bẹn.
-
Lao khớp háng: Lao khớp háng phá hủy nhanh các ổ khớp và đầu xương, dẫn đến cảm giác đau đớn tại khớp háng bên phải.
-
Đau dây chằng háng: Thường xảy ra do chấn thương hoặc vận động mạnh gây viêm dây chằng khớp háng.
-
Viêm khớp háng ở trẻ em: Thường gặp ở trẻ từ ba đến mười ba tuổi, khớp háng của trẻ bị phản ứng viêm tấn công, khiến các khớp bị suy yếu, ảnh hưởng tới chức năng vận động, nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi lại sau này của các bé.
-
Phụ nữ mang thai đau khớp háng bên phải: Do sự phát triển của thai nhi gây chèn ép dòng máu tại khu vực này, từ đó dẫn đến tình trạng đau khớp háng.
Phụ nữ mang thai thường bị đau khớp háng bên phải
Đau khớp háng do nguyên nhân khách quan:
-
Chấn thương: Trong quá trình chơi thể thao, tai nạn xe, ngã,… có thể gây nên một số chấn thương làm trật và đau khớp háng.
-
Tuổi tác: Người ở giai đoạn trung niên thường gặp tình trạng đau khớp háng bên phải khá cao. Bởi lúc này, cơ thể bước vào giai đoạn lão hoá, các sụn khớp không còn chắc khỏe, không thể bảo vệ được xương dưới sụn, dẫn đến hình thành các cơn đau.
-
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Việc thường xuyên phải di chuyển nhiều, mang vác các vật nặng,… cũng có thể dẫn đến việc khớp háng bị đau, thoái hoá hay viêm nhiễm. Ngoài ra, thói quen lạm dụng các chất kích thích như bia rượu cũng làm tăng nguy cơ tắc mao mạch chỏm đùi, thiếu máu tại các vùng đùi, háng, dẫn đến đau khớp háng.
-
Di truyền: Tình trạng đau khớp háng bên phải do di truyền khá hiếm gặp nhưng cũng không phải là không có. Họ sẽ có những khiếm khuyết ở sụn khớp háng do di truyền. Đến khi trưởng thành thì mới có các biểu hiện rõ rệt, cơn đau hình thành ngày một nhiều hơn.
-
Giới tính: Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới bị đau khớp háng cao hơn nam giới khoảng 1-5 – 2 lần, một phần là do quá trình mang thai và sinh nở.
-
Thừa cân, béo phì: Cân nặng có thể gây áp lực lên cột sống và khớp háng, điều đó dẫn đến khớp háng bị tổn thương và đau nhức.
Béo phì gây tăng áp lực lên khung xương dẫn đến tình trạng đau khớp
Mẹo trị đau khớp háng bên phải bằng bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian được đúc kết từ những kinh nghiệm từ xa xưa, hầu hết được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Các bài thuốc này có cách làm khá đơn giản, nguồn nguyên liệu cây cỏ xung quanh dễ tìm. Các bài thuốc này có hiệu quả giảm đi các triệu chứng rất nhanh, nhưng cần kết hợp thêm với các dòng thuốc tây y hoặc đông y để mang lại hiệu quả cao hơn.
Một số bài thuốc dân gian trị đau khớp háng ở bên phải như sau:
-
Sinh khương: Rửa sách sinh khương tươi, cắt lát mỏng. Đắp trực tiếp lên bề mặt vị trí đau khớp háng đến khi khô thì bỏ đi và đắp lớp sinh khương mới. Thực hiện ngày 3-4 lần, kiên nhẫn thực hiện liên tục cho tới khi triệu chứng đau thuyên giảm.
-
Ngải diệp kết hợp với muối trắng: Ngải diệp rửa sạch, để ráo. Sau đó, cho ngải diệp vào chảo cùng một chút muối, tiến hành sao với muối cho đến khi nóng rồi dừng lại. Lấy ngải diệp đắp trực tiếp lên bề mặt khu vực đau cho tới khi khô thì bỏ. Thực hiện nhiều lần trong ngày nếu cảm thấy đau.
-
Khương hoàng kết hợp rượu trắng: Khương hoàng tươi rửa sạch, thái lát, đem ngâm cùng rượu trắng trong khoảng ít nhất là hai tuần. Sau đó sử dụng rượu ngâm thoa trực tiếp lên khu vực bị đau rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Việc xoa bóp rất quan trọng, chúng sẽ giúp các hoạt chất chống viêm từ khương hoàng thấm sau vào da. Thực hiện 2-3 lần trong ngày để đạt kết quả như mong đợi.
Khương hoàng là một loại thảo dược có thể hỗ trợ điều trị đau khớp háng bên phải
Trên đây là một số thông tin về bệnh đau khớp háng bên phải cũng như một số bài thuốc dân gian có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị triệu chứng đau. Đặc biệt, khi thấy có các triệu chứng khác lạ kèm theo những cơn đau, người bệnh cần phải đi thăm khám ngay để tránh bệnh chuyển biến xấu và những di chứng về sau.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp