Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau khớp uống cây gì? Và những lưu ý khi sử dụng

Ngày 20/03/2022
Kích thước chữ

Các bài thuốc từ các loại cây thuốc nam chữa bệnh đau khớp được lưu truyền rộng.

Hiện nay đau khớp không chỉ gặp ở người lớn mà ngày càng trẻ hoá. Khi thời tiết chuyển mùa, các gân cơ ro rút, axit uric trong máu kết tủa và lắng đọng ở các khớp gây viêm. Người già và người thường xuyên vận động sẽ bị cứng khớp tay, chân hay cổ, khớp gối, đau cơ vai,... Để giảm bớt cơn đau bạn có thể áp dụng một số loại thảo dược. Vậy đau khớp uống cây gì thì các bạn tiếp tục theo dõi bài viết dưới nhé.

Các loại cây chữa bệnh đau khớp

Đau xương khớp thường xuất hiện khi bị thoái hoá, viêm xương khớp. Người trẻ mắc phải bệnh này vì ngồi hoặc nằm sai tư thế, không khởi động trước khi luyện tập, người béo phì,... gây áp lực lên xương và cơ.

Để cải thiện tình hình bạn có thể thay đổi thói quen sinh hoạt và uống các cây thảo dược. Biện pháp này lành tính, dễ kiếm và dễ thực hiện ngay tại nhà.

Dùng cây chìa vôi trị đau khớp

Cây chìa vôi có tính mát, dùng để thanh nhiệt, giải độc. Chìa vôi thường được dùng trị phong thấp, tụ máu, bong gân, thoái hoá cột sống lưng,... Thành phần trong cây chìa vôi có vitamin C, caroten, glucid,... có khả năng chống viêm, giảm đau. Để nấu nước uống các bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Rửa sạch 20g dây chìa vôi, sau đó sao vàng hạ thổ.
  • Cho vào nồi nước đun sôi
  • Chia uống 3 lần/ngày cho đến khi tình trạng đau khớp được cải thiện.
Đau khớp uống cây gì? Và những lưu ý khi sử dụng 1 Cây chìa vôi

Sử dụng cây ngải cứu chống đau khớp

Trong ngải cứu chứa flavonoid có tác dụng chống viêm, bên cạnh đó, các chất như asinthin, anabsinthine và tamin có khả năng gây tê, giảm sưng viêm, kích thích dây chằng hồi phục. Một số cách sử dụng ngải cứu chữa đau khớp như:

Ngải cứu và mật ong: Xay nhuyễn lá ngải cứu hêm mật ong và uống trong ngày. Uống liên tục trong 1 - 2 tuần sẽ có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Ngải cứu và giấm: Giã nát hỗn hợp ngải cứu và giấm, làm nóng và cho vào túi chườm, đắp vào chỗ đau. Thực hiện 2 - 3 lần/ngày khoảng 15 phút/lần. Lưu ý không nên để nhiệt độ quá nóng dễ gây bỏng da.

Lưu ý không dùng ngải cứu cho người huyết áp cao và phụ nữ mang thai.

Chữa đau khớp bằng cây đinh lăng 

Cây đinh lăng có tính mát, vị hơi đắng có tác dụng giảm sưng cơ khớp, đau lưng mỏi gối. Ngoài ra, các hợp chất trong cây giúp kháng viêm, giảm viêm xương khớp. Từ rễ, thân, lá của cây đinh lăng có thể giúp chữa sốt, sưng tấy, tê thấp. Bạn có thể dùng nấu nước uống chữa đau khớp như sau:

  • Rửa sạch 30g thân và cành đinh lăng.
  • Cho vào nồi nấu cho đến khi gần cạn nước.
  • Lọc lấy nước và uống 2 lần/ngày, nên uống trước bữa ăn đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Đau khớp uống cây gì? Và những lưu ý khi sử dụng 2 Cây đinh lăng

Cà gai leo

Cà gai leo chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả mà ít ai biết đến nó có vị cay, tính ấm, hơi độc và có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương,... Cách sử dụng cây gai leo bằng cách rửa sạch, phơi khô và sao vàng sau đó nấu chung với nước cho đến khi cạn lại một nửa nước. Sử dụng uống hằng ngày cho đến khi cải thiện tình trạng sưng đau khớp.

Dùng cây gối hạc chữa đau khớp 

Cây gối hạc là cây thuốc nam, có vị đắng, tính mát giúp giảm đau, tiêu sưung. Do đó, loại cây này được dùng điều trị phong thấp đầu gối, nhức xương khớp,...

Có thể sử dụng duy nhất cây gối hạc hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác như tỳ giải, cỏ xước,... Các cách này đều có thể giảm đau, cứng khớp,... Dưới đây là cách sử dụng cây gối hạc nấu nước:

  • Rửa sạch 50g rễ cây gối hạc.
  • Đem nấu nước rễ cây cho đến khi cạn gần hết nước.
  • Lọc lấy nước uống và uống trong ngày.
  • Thực hiện liên tục trong 20 ngày để thấy hiệu quả.
Đau khớp uống cây gì? Và những lưu ý khi sử dụng 3 Cây gối hạc 

Cây cúc la mã

Từ lâu, cây hoa cúc này đã được sử dụng để làm trà thảo mộc và chữa đau khớp. Đặc biệt, phần hoa khô của cây được dùng để chữa các chứng sưng đau do bệnh phong thấp hay bệnh gút gây ra. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm khớp gối cho thấy hoa cúc làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau acetaminophen mà không gây tác dụng phụ. Mặc dù là thảo dược an toàn nhưng cần chú ý khi sử dụng đặc biệt với:

  • Người có tiền sử dị ứng hoa cúc, các loại họ cúc.
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng trà cúc la mã.
  • Người sử dụng thuốc chống đông máu.

Sử dụng lá lốt để uống

Lá lốt có thể dùng để chườm và nấu nước uống để trị đau xương khớp. Theo y học cổ truyền, lá lốt thường được sử dụng điều trị phong hàn, đau đầu, thận. Đặc biệt có thể chữa phong thấp, đau khớp, tê buốt tay chân,...

Cách nấu nước uống từ lá lốt để trị đau khớp:

  • Có thể sử dụng lá lốt tươi hoặc khô để nấu nước.
  • Đun sôi lá lốt với nước cho đến khi gần cạn nước, lọc lấy nước uống 2 lần/ngày.

Ngoài ra có thể dùng lá lốt rang với muối hạt, cho lá vào túi vải và chườm lên vùng đau. Mỗi ngày thực hiện 1 lần kết hợp uống nước để tăng hiệu quả giảm đau.

Đau khớp uống cây gì? Và những lưu ý khi sử dụng 4 Lá lốt giúp giảm đau xương khớp

Lưu ý khi sử dụng các loại cây trị đau khớp

Các bài thuốc từ cây thảo dược chữa bệnh xương khớp thường ít dược tính nên tác dụng chậm, cần dùng đúng cách và kiên trì để đảm bảo hiệu quả. 

Các loại thức uống từ cây thảo dược có tác dụng giảm đau tạm thời đối với những trường hợp viêm khớp nhẹ, nếu tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài, người bệnh cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết nếu muốn sử dụng thêm các loại cây thảo mộc.

Nếu xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu,… khi uống các cây thuốc nam thì nên dừng lại và hỏi ý kiến bác sĩ.

Với những người cóc bênh về gan, phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo dược này để uống.

Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn biết được đau khớp uống cây gì để cải thiện tình trạng đau nhức. Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Không vận động qúa nhiều, sửa sai tư thế đi đứng và nằm tránh ảnh hưởng đến xương khớp và hiệu quả của việc điều trị.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Đau khớp