Khi bị đau mắt có kèm theo chảy nước mắt, lúc này rất có thể mắt của người bệnh đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc do dị ứng gây ra. Nước mắt rất cần thiết để nuôi dưỡng cũng như dưỡng ẩm cho mắt. Mỗi lần chúng ta chớp mắt là một lần "rửa mắt" bằng chính nước mắt được sản xuất ra từ những tuyến lệ ở mí mắt trên.
Những tuyến lệ này khi bị kích ứng, nhiễm trùng hoặc bị viêm sẽ ngay lập tức phản ứng lại bằng cách tiết ra thật nhiều nước mắt. Lúc này, nước mắt thường sẽ thoát ra khỏi mắt và đi vào mũi thông qua hệ thống ống dẫn liên kết ở các hốc mắt.
Nguyên nhân bệnh nhân đau mắt chảy nước mắt
Chảy nước mắt là hiện tượng tự nhiên thường gặp khi mắt của chúng ta đột nhiên quá khô, bị kích thích và mắt không thoải mái. Khi mắt bị khô, các tuyến lệ “sản xuất” ra nhiều nước mắt hơn nhằm làm giảm khô mắt và dẫn đến "quá tải" các ống dẫn nước mắt tự nhiên.
Đau mắt chảy nước mắt: Nguyên nhân là do đâu?
Khi chảy nhiều nước mắt, các triệu chứng khác đi kèm bao gồm mắt đột nhiên nhìn thấy mờ hơn, ngứa mắt và nóng rát ở mắt, thậm chí đau ở mắt. Khi bị đau mắt và chảy nước mắt liên tục, người bệnh cần đi khám sớm nhằm được chẩn đoán đúng nguyên nhân gây và có hướng điều trị nhanh chóng hơn, cụ thể có những nguyên nhân sau đây:
Dị ứng
Khi gặp các tác nhân gây ra dị ứng, việc phản ứng với các tác nhân đó có thể khiến cho mắt của một số người cơ địa dị ứng bị đau, đỏ mắt và kích thích ở mắt, dẫn đến chảy nước mắt nhiều, nóng rát và ngứa mắt. Các nguyên nhân phổ biến gây dị ứng dẫn đến đau mắt chảy nước mắt được kể đến như sau:
- Dị ứng với lông động vật, thú cưng.
- Dị ứng khói như khói than củi, khói nhang, khói xe, khói thuốc lá…
- Dị ứng với bụi ô nhiễm lẫn trong không khí, khí thải, mạt bụi, nấm mốc…
- Dị ứng nước bẩn.
- Dị ứng với hóa mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, bột giặt…
- Dị ứng với một số phấn hoa, nước hoa…
Khi bị đau mắt và chảy nước mắt do dị ứng với các nguyên nhân trên, người bệnh có thể kèm theo chứng viêm mũi dị ứng. Khi ngứa mắt và ngứa mũi nhiều, khiến họ phải liên tục dụi mắt. Một số trường hợp sẽ dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm khác như đau mắt đỏ hay viêm kết mạc… Do đó, khi nghi ngờ bản thân bị đau mắt chảy nước mắt do các tác nhân trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán để được trao đổi và có phương pháp điều trị nhanh chóng, tránh diễn biến bệnh nặng hơn và gặp phải những biến chứng nguy hiểm hơn.
Đau mắt và chảy nước mắt do dị ứng người bệnh thường kèm theo chứng viêm mũi dị ứng
Mặc dù vậy, khi được xác định đau mắt chảy nước mắt do dị ứng, người bệnh không nên quá lo lắng, hãy tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ sẽ mau chóng khỏi bệnh từ 7 – 10 ngày và bệnh không có khả năng lây lan cho những người thân xung quanh. Tuy nhiên, việc trang bị khẩu trang và kính râm là điều cần thiết nhằm tránh không khí khô, những tác nhân khói bụi ô nhiễm… sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mắt.
Nhiễm trùng
Một trong những phản ứng của cơ thể khi mắt bị nhiễm trùng là đau mắt và chảy nước mắt. Đây là phản ứng cơ bản của cơ thể nhằm cố giữ cho mắt ẩm hơn và rửa sạch các vi khuẩn, dịch nhầy nếu có. Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ và viêm bờ mi là hai loại nhiễm trùng rất thường gặp với triệu chứng đau mắt và gây chảy nước mắt.
Viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng thường gặp với triệu chứng đau mắt và chảy nước mắt
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân có thể là do cơ thể nhiễm phải vi khuẩn, nhiễm nấm và phổ biến nhất là do nhiễm virus. Lúc này, các triệu chứng đau mắt và chảy nước mắt diễn ra nặng nề hơn như sau:
- Đau nhiều ở mắt làm cho người bệnh lúng túng.
- Khả năng quan sát kém, nhìn mờ.
- Mắt có hiện tượng đỏ.
- Cảm giác như có cát trong mắt, nặng mắt, cộm mắt.
- Chảy nước mắt nhiều, hình thành nhiều chất nhầy và dử mắt.
Khi có các triệu chứng trên, người bệnh nên nghiêm túc đến các phòng khám chuyên khoa để được điều trị sớm nhất. Đau mắt chảy nước mắt do nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, virus là bệnh lây lan nhanh chóng. Do đó, người bệnh lúc này cần có các biện pháp phòng ngừa lây lan cho người khác như:
- Người bệnh tạm thời dừng lại việc đi làm và học tập.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những người xung quanh.
- Hạn chế giao tiếp nói chuyện với những người xung quanh.
- Nên đeo khẩu trang kể cả khi đang ở nhà.
- Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Các lưu ý khi bị đau mắt chảy nước mắt
Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn bác sĩ về việc vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên nhằm rửa trôi đi mầm bệnh cũng như các tác nhân gây đau và chảy nước mắt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn bác sĩ về việc vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý
- Người bệnh nên đeo kính râm để giảm chói mắt, bảo vệ mắt khỏi tác nhân bụi bẩn làm gia tăng tình trạng nhiễm khuẩn.
- Không dùng tay sờ lên mắt.
- Chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn để mau hồi phục, tránh cho mắt tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính…
- Nên chăm sóc dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng như bổ sung vitamin A, B, C, E…
- Người bệnh không sử dụng kính áp tròng khi đang điều trị bệnh.
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp