Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng để biết được biểu hiện bệnh sớm và chủ động hơn trong việc điều trị và tránh nguy cơ rủi ro.
Bệnh viêm mũi dị ứng là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào? Viêm mũi là tình trạng niêm mạc bị viêm. Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi xảy ra khi hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng), đó là phản ứng của cơ thể chống lại dị nguyên. Bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng lai gây khó chịu với bệnh nhân trong một thời gian dài. Có thể kể đến như ảnh hưởng hiệu suất học tập, lao động, hay cản trở sinh hoạt hằng ngày.
Người mắc phải bệnh thường có các biểu hiện như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi, đau đầu, ù tai... khi gặp phải các dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, vi khuẩn… Tùy vào từng người sẽ có các dị nguyên khác nhau.
Cần lưu ý nếu bạn có các dấu hiệu mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi. Khi đó bạn nên đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng hay bệnh viện uy tín để được thăm khám sớm tránh các biến chứng không đáng có.
Người bị bệnh viêm mũi dị ứng thường có hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với các thành phần hầu như vô hại như phấn hoa, lông động vật… Dẫn đến kích thích và gây phản ứng viêm, gọi là phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc phủ trên bề mặt mũi, xoang và mắt.
Ngoài ra cơ địa dị ứng hay yếu tố di truyền cũng có tác động đến hiện tượng viêm mũi dị ứng. Thể hiện qua việc cùng một dị nguyên có xảy ra dị ứng hay không và phản ứng mạnh hay nhẹ.
Cơ địa nhạy cảm do yếu tố di truyền.
Tiếp xúc với các dị nguyên, với các dị nguyên thường gặp là:
Bụi nhà, lông động vật, phấn hoa, ô nhiễm môi trường do khói bụi…
Các loại thực phẩm như hải sản (tôm, cua…), sữa,…
Các loại thuốc kháng sinh.
Mất cân bằng dị ứng xuất hiện khi có các yếu tố thuận lợi như (tiếp xúc quá nhiều với dị nguyên, stress, lối sống thiếu vận động, dùng nhiều thuốc lá...).
Dựa trên tiêu chí là làm giảm triệu chứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Ba phương thức cơ bản điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiện nay là:
Tránh tác nhân gây kích thích bệnh và kiểm soát môi trường sinh hoạt.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các thuốc được chỉ định thường là: thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, corticoid (cho trường hợp nghiêm trọng) hay các bài thuốc đông y lành tính.
Liệu pháp miễn dịch (immunotherapy): Để thay đổi hệ miễn dịch. Để cho bệnh nhân hấp thụ dị nguyên với liều tăng dần để giảm mẫn cảm, tự nhiên trở lại với dị nguyên đó. Tuy nhiên biện pháp này vẫn chưa được phổ biến ở Việt Nam, cũng như mất nhiều thời gian mới trị tận gốc bệnh.
Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật. Đó là đối với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp (còn gọi là thịt dư), hay niêm mạc cuốn mũi thoái hóa quá mức gây nghẹt mũi không hồi phục dù đã điều trị nhiều.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.