Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng đau mắt ở trẻ sơ sinh khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc và làm các bậc cha mẹ lo lắng. Để hiểu thêm về tình trạng đau mắt ở trẻ sơ sinh hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh không phải là trường hợp hiếm gặp vì bệnh lý này phổ biến ở mọi độ tuổi. Khi mắc bệnh trẻ có thể cảm thấy ngứa trong mắt, đồng thời tiết dịch khá nhiều ở khóe mắt. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay về đau mắt ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện khá sớm trong 1 ngày đến 2 tuần sau khi sinh. Bệnh khiến mắt trẻ bị đỏ, sưng mí khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này cụ thể như sau:
Đây là bệnh đau mắt do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh này có thể gây đau mắt đỏ và nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Những thai phụ mắc bệnh này nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể lây truyền cho trẻ trong khi sinh.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh do chlamydia là đỏ mắt, sưng mí và chảy mủ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện rất sớm trong vòng 5 - 12 ngày sau khi sinh. Trên thực tế có khoảng 50% trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do chlamydia cũng bị nhiễm trùng ở các bộ phận khác trên cơ thể.
Tương tự như đau mắt đỏ do chlamydia, đau mắt đỏ ở trẻ do lậu mủ cũng có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh. Bệnh có thể khởi phát sau sinh từ 2 – 4 ngày với các triệu chứng của trẻ như đỏ mắt, sưng mí và mủ dày ở mắt. Tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu rất nghiêm trọng gây nhiễm trùng niêm mạc não và tủy sống.
Một số loại thuốc nhỏ mắt dành riêng cho trẻ sơ sinh có thể gây ra kích ứng. Trong trường hợp này, mắt trẻ xuất hiện hiện tượng đỏ nhẹ và hơi sưng.
Một số virus, vi khuẩn khác trong cơ thể người mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Ví dụ như những vi khuẩn sống trong âm đạo (dù không lây truyền qua đường tình dục), virus gây mụn rộp sinh dục là có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Các dấu hiệu thường gặp của đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết như:
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là phần lòng trắng của mắt dần chuyển sang màu đỏ hoặc màu hồng. Hiện tượng này xuất hiện là do tình trạng viêm của các mạch máu nhỏ trên bề mặt của mắt.
Tình trạng mắt đỏ thường bắt đầu ở một mắt, sau đó lan truyền sang mắt kia trong vòng 24 đến 48 giờ. Khi mắc bệnh bên trong của mí mắt cũng có màu đỏ bất thường. Các cha mẹ có thể kiểm tra mắt trẻ bằng cách kéo nhẹ mi mắt bên dưới xuống để quan sát.
Khi mắt bắt đầu bị đỏ, thì cũng là lúc mắt xuất hiện chất nhầy hay còn gọi là ghè. Ghè có màu vàng, trắng hoặc xanh và bắt đầu đóng dày lên ở các góc của mắt. Cuối cùng chất nhầy này bao phủ toàn bộ bề mặt của mắt. Buổi sáng ngủ dậy trẻ sẽ rất khó mở mắt do ghèn tích tụ rất nhiều ở mắt và cảm thấy nhức mỏi mắt vô cùng.
Khi tình trạng viêm mí mắt do đau mắt ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng khi mí mắt và vùng xung quanh mắt sẽ bị sưng. Mắt sưng phù quá nặng khiến cho trẻ rất khó mở mắt và gây ra đau đớn cho trẻ.
Căn cứ vào từng căn bệnh đau mắt của trẻ sơ sinh mà chúng ta sẽ có cách điều trị đặc hiệu cho từng nhóm nguyên nhân đau mắt ở trẻ:
Khi mắc bệnh đau mắt này cha mẹ nên kết hợp nhỏ thuốc, tra thuốc tích cực, tình trạng nặng cần cân nhắc dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Trường hợp này nếu không được điều trị, trẻ sơ sinh có thể phát triển loét giác mạc và dễ dẫn đến mù màu.
Loại viêm kết mạc này là do kích ứng thuốc nhỏ nên thường là ngưng nhỏ, đổi sang loại thuốc. Mắt của trẻ sơ sinh thường sẽ khỏe hơn từ 24 đến 36 giờ. Bên cạnh đó, ba mẹ cần chăm sóc bằng các thuốc dưỡng để bảo vệ nhãn cầu.
Trong trường hợp này, ba mẹ nên dùng thuốc kháng sinh phù hợp dạng thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ để điều trị bệnh viêm kết mạc gây ra do vi khuẩn khác ngoài Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae để điều trị cho trẻ. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ có thể được xem xét nếu có nhiễm khuẩn thứ phát trong các trường hợp dị tật bẩm sinh.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Đau mắt ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp chữa trị và bảo vệ hiệu quả cho đôi mắt của bé yêu.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp