Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mù màu là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mù màu hay còn được biết đến với cái tên là rối loạn sắc tố mắt, là một bệnh về mắt, trong đó người ta có thể nhìn rõ tất cả mọi vật xung quanh nhưng không thể phân biệt được một số màu nhất định ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sống hay chức năng của các cơ quan khác của người bệnh nên người mắc bệnh vẫn có thể sống và sinh sản bình thường. Vì bệnh nhân có thể sinh sản như người bình thường đồng thời bệnh mù màu có thể một số trường hợp do gen quy định, nên bệnh có nguy cơ lây lan trong cộng đồng và thế hệ sau.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Mù màu là gì?

Mù màu là bệnh lý không xa lạ với chúng ta, nó điển hình bởi tình trạng rối loạn sắc tố; nghĩa là mắt không thể phân biệt được các màu sắc khác nhau của sự vật xung quanh như lục, lam, đỏ hoặc có thể bị nhầm lẫn giữa các màu này với nhau.

Bệnh lý mù màu chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận biết màu sắc, nên bệnh nhân vẫn có thể nhìn rõ được các sự vật xung quanh mình; tuy nhiên khả năng nhận biết về màu sắc sẽ bị giảm sút so với người bình thường; các bệnh nhân bị mù đa màu hoặc không nhìn thấy được màu nào là rất hiếm gặp.

Bệnh tuy ảnh hưởng nhiều đến khả năng nhận biết màu sắc của bệnh nhân nhưng không ảnh hưởng đến sự sinh tồn hoặc sinh sản, và ngoại trừ mù màu do thuốc hoặc hóa chất ra thì đại đa số trường hợp có liên quan đến gen di truyền nên có thể bệnh sẽ truyền lại cho thế hệ kế tiếp.

Về cơ chế bệnh mù màu, nơi chịu trách nhiệm giúp phân tích màu sắc cho mắt chính là các tế bào hình nón, các tế bào này chủ yếu tập trung ở cùng trung tâm võng mạc. Vì nguyên nhân nào đó làm các tế bào hình nón này mất đi khả năng có thể phân biệt được màu sắc thì sẽ gây nên bệnh mù màu.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của mù màu

Bệnh nhân không thể phân biệt được một số màu nhất định, đối với các màu khác bệnh nhân vẫn có thể cảm nhận và phân biệt được.

Mức độ nhẹ, người bệnh thường khá khó khăn trong lúc có thể phân biệt được màu xanh dương – vàng, xanh lá – đỏ. Ở cấp độ nặng hơn, bệnh nhân không thể phân biệt được các dạng màu sắc với nhau.

Khác biệt đối với người bệnh và người bình thường:

Người bình thường có thể nhận biết được tất cả các trạng thái màu sắc khác nhau; trong khi đó người bị bệnh mù màu có vấn đề về thị lực nhưng họ không nhận ra điều đó, họ chỉ có thể nhận biết và phân biệt được một số trạng thái màu nhất định.

Một số trường hợp bệnh nhân bị mù màu rất hiếm gặp, họ chỉ xác định được 3 màu sắc là đen, xanh và trắng.

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân hoặc người thân bị mù màu nghĩa là khó thể phân biệt được các màu sắc nhất định nên đến bệnh viện kiểm tra tình trạng và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Đối với trẻ em, trước khi bắt đầu học tập tại trường học cần có một đợt kiểm tra tổng thể kể cả về mặt thị lực và khả năng có thể phân biệt được màu sắc.

Tác động của mù màu đối với sức khỏe 

Mù màu trên thực tế không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, tuy nhiên bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt trong cuộc sống, nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân vì những bất tiện cũng như tự ti trong cuộc sống.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có bất cứ các triệu chứng kể trên, cần liên hệ với cơ sở y tế hoặc bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến mù màu

Nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh lý mù màu rất nhiều. Tuy nhiên, những nguyên nhân sau được thấy phổ biến nhất:

Rối loạn do di truyền

Đây là một trong những nguyên nhân nhắc đến bên trên liên quan đến gan di truyền, mù màu này là do bẩm sinh; theo các nghiên cứu về dịch tễ thì mù màu bẩm sinh gặp nhiều hơn ở nam giới so với nữ giới. Đối với tình trạng mù màu bẩm sinh, các trường hợp thường gặp là mất khả năng nhìn thấy màu xanh, hiếm gặp hơn là mất khả năng nhìn thấy màu vàng. 

Không do yếu tố di truyền như:

Tổn thương vật lý hoặc hóa học đối với mắt.

Làm hỏng dây thần kinh thị giác.

Thiệt hại cho các bộ phận của não xử lý thông tin màu sắc.

Đục thủy tinh thể - một lớp vỏ của thủy tinh thể của mắt.

Biến chứng thuốc

Một số thuốc trên thị trường điều trị các bệnh lý như thuốc huyết áp, tim mạch, rối loạn thần kinh, rối loạn cương dương, nhiễm trùng…có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng nhận biết và phân biệt màu sắc của mắt.

Biến chứng bệnh lý khác

Một số biến chứng bệnh lý như tiểu đường, tăng nhãn áp, tim mạch, Parkinson, Alzheimer, thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm… có thể ảnh hưởng đến thị giác và gây nên bệnh mù màu. Vị trí tác động thường là một bên mắt hoặc cả 2 mắt. Bệnh lý mù màu do biến chứng của các bệnh khác có thể giảm hoặc phục hồi sau khi bệnh nhân điều trị các bệnh lý thành công.

Lão hóa

Khi tuổi tác tăng dần, thì kể cả thị lực và khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau cũng giảm dần theo năm tháng. Thường gặp phổ biến ở những người cao tuổi.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải mù màu?

Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc phải bệnh lý mù màu:

Những người có người thân, ba mẹ bị bệnh lý mù màu thì sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này bẩm sinh.

Đối tượng sử dụng các loại thuốc điều trị như huyết áp, tim mạch, rối loạn cương dương…

Người bị các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, huyết áp và có nguy cơ tăng biến cố.

Người lớn tuổi cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh lý mù màu do các tế bào mắt bắt đầu bị lão hóa kể các tế bào hình nón.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải mù màu

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mù màu, bao gồm:

Yếu tố di truyền, có ba mẹ bị bệnh thì em bé sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Yếu tố bệnh lý, các bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tim mạch….

Yếu tố về sử dụng các thuốc trong điều trị huyết áp, rối loạn cương dương, tim mạch…

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mù màu

Xét nghiệm đánh giá khả năng phân biệt màu sắc: 

Bệnh nhân được bác sĩ yêu cầu tìm ra chấm màu đỏ trong một bảng có các hình chấm.

Xét nghiệm sắp xếp màu sắc tương đồng: 

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sắp xếp theo thứ tự các màu sắc tương đồng.

Phương pháp điều trị mù màu hiệu quả

Đối với bệnh mù màu do di truyền, trường hợp này là không thể điều trị được.

Trường hợp bệnh nhân bị mù màu do thuốc hoặc các biến chứng gặp phải từ các bệnh lý khác thì có thể chữa trị hoặc thuyên giảm triệu chứng khi ngưng thuốc hoặc điều trị thành công các bệnh lý là nguyên nhân gây nên bệnh mù màu.

Dùng kính hỗ trợ:

Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã sáng chế ra một loại kính lọc màu, loại kính này có thể giúp bệnh nhân phân biệt được màu sắc, tuy không thể trị được tận gốc bệnh lý nhưng kính lọc màu có khả năng giúp cho những người bị bệnh lý mù màu nhận biết và phân biệt được màu sắc và giảm mức độ chói sáng từ đó phân biệt màu được dễ dàng hơn so với trước đây.

Kính áp tròng có màu loại này cũng có thể giúp mắt phân biệt được màu sắc, mặc dù màu sẽ không được chân thực và có thể làm méo mó hình ảnh khi mắt nhìn thấy.

Bên cạnh các cách trên, người bệnh cũng có thể tự ghi nhớ theo quy ước bản thân các màu sắc của đèn giao thông, từ đó có thể giúp được cho bệnh nhân thuận tiện.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của mù màu

Chế độ sinh hoạt:

  • Trong phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần tuân thủ theo các hướng dẫn.

  • Nếu trong quá trình điều trị thấy có bất thường thì phải liên hệ ngay với bác sĩ.

  • Mù màu di truyền không thể điều trị hết, bệnh nhân cần tập thói quen sinh hoạt, sống chung với bệnh. Đối với tham gia giao thông trên đường, bệnh nhân nên ghi nhớ trong đầu các màu sắc quy ước để có thể tham gia giao thông an toàn. 

  • Khi có bất cứ bất thường gì về thị giác, nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị.

  • Nên tránh các nghề cần phân biệt màu chính xác như: thiết kế, họa sĩ, lái xe, giáo viên. Bệnh nhân cần lạc quan. 

Chế độ dinh dưỡng:

  • Không ảnh hưởng gì đối với chế độ ăn và bệnh mù màu do di truyền.

  • Tuy nhiên, đối với các bệnh mù màu do biến chứng của bệnh lý thì cần phải ăn uống và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để làm thuyên giảm bệnh lý từ đó hỗ trợ cho việc điều trị và phục hồi bệnh mù màu.

Phương pháp phòng ngừa mù màu hiệu quả

Hiện tại, đối với các bệnh mù màu do bẩm sinh liên quan đến yếu tố gen di truyền thì không có cách phòng ngừa; tuy nhiên, có thể xác định được bệnh bằng cách chẩn đoán trước sinh.

Đối với mù màu do biến chứng bệnh lý thì nên điều trị nội khoa các bệnh ảnh hưởng đến mù màu như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch…

Khám tiền hôn nhân, kiểm tra tổng thể sức khỏe, bộ nhiễm sắc thể xem có ai bị không để tránh truyền cho thế hệ sau.

Đối với mù màu do hóa chất, khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại cần có đồ bảo hộ cho mắt.

Vùng đầu cũng ảnh hưởng đến tổn thương thị giác, nên cần tránh các chấn thương vùng đầu để tránh các biến chứng đến thị giác.

Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn và chỉ định của dược sĩ, bác sĩ.

Khi có bất cứ vấn đề bất thường về thị lực nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Nguồn tham khảo
  1. https://cih.com.vn/chuyen-khoa-khac/1436-b-nh-mu-mau.html

  2. https://www.color-blindness.com/

  3. https://www.webmd.com/eye-health/color-blindness

  4. https://www.vinmec.com/vi/benh/mu-mau

Các bệnh liên quan

  1. Viêm bờ mi trên mắt

  2. Viễn thị

  3. Giãn đồng tử

  4. Đau hốc mắt

  5. Glôcôm góc đóng nguyên phát

  6. Bọng mắt

  7. Viêm tắc tuyến lệ

  8. liệt dây thần kinh số 4

  9. Vẩn đục dịch kính

  10. Viêm kết mạc dị ứng