Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Dầu mè là gì? Dầu mè ăn sống được không?

Ngày 16/06/2023
Kích thước chữ

Dầu mè là loại dầu có chiết xuất từ hạt mè. Đây có phải là dầu ăn không? Dầu mè ăn sống được không? Chúng ta hãy cùng tìm ra lời giải đáp cho các thắc mắc này từ những thông tin dưới đây.

Nếu như là một tín đồ "nghiện" bếp núc thì chắc hẳn bạn không quá xa lạ gì với dầu mè. Đây là nguyên liệu hầu như luôn có sẵn trong mọi gian bếp của nhiều gia đình. Thế nhưng, cũng có không ít người lầm tưởng dầu mè là một loại dầu ăn. Vậy thì dầu mè có giống dầu ăn hay không? Dầu mè ăn sống được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Dầu mè là gì?

Dầu mè là một loại dầu được chiết xuất từ hạt vừng, hay còn được gọi là hạt mè, có nguồn gốc từ thực vật và có mùi thơm mạnh. Dầu mè thường được sử dụng như một loại gia vị giúp tăng thêm hương vị cho món ăn và kích thích vị giác.

Trong dầu mè có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như omega 3, vitamin E, và canxi. Với hương thơm nồng khó cưỡng của mình, dầu mè dần trở thành nguyên liệu không thể thiếu dành cho một số món ăn.

Dầu mè có giống dầu ăn không? Dầu mè ăn sống được không 1
Dầu mè là một loại dầu được chiết xuất từ hạt vừng, hay còn được gọi là hạt mè

Dầu mè có khác gì so với dầu ăn?

Có nên sử dụng dầu mè thay thế hoàn toàn dầu ăn để chế biến các món ăn không? Câu trả lời là không nhé. Mặc dù cả hai đều có dạng dầu, nhưng dầu mè có mùi hương mạnh và đậm đà hơn so với dầu ăn. Nếu sử dụng lượng lớn dầu mè để chiên hoặc rán, mùi vị sẽ rất đậm khiến cho món ăn khó ăn hơn. Trong khi đó, các loại dầu ăn thông thường như dầu cải, dầu đậu nành, dầu gạo và dầu hướng dương,... sẽ mùi hương nhẹ hơn. Vì thế, bạn có thể dùng một lượng lớn dầu ăn để chế biến món ăn mà không gây áp đảo mùi hương. Trong khi đó dầu mè chỉ cần một lượng ít vừa đủ để dùng trực tiếp hoặc tẩm ướp món ăn là thích hợp nhất.

Và để phân biệt đâu là dầu ăn đâu là dầu mè thì cực kì đơn giản, vì nhìn về tổng quát dầu mè sẽ có loại màu nâu hoặc vàng nâu đậm hơn dầu ăn thông thường khác, cách phân biệt rõ ràng nhất là mùi hương vì dầu mè có mùi đặc trưng của mè không thể lẫn vào đâu được. Hiện nay dầu mè được bày bán phổ biến ở các chợ hay siêu thị do đó sẽ không khó để tìm mua và sử dụng.

Dầu mè có công dụng gì?

Dầu mè có nhiều công dụng và ứng dụng trong việc chế biến thức ăn và chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng của dầu mè:

  • Gia vị: Dầu mè được sử dụng như một loại gia vị để gia tăng hương vị và mùi hương cho các món ăn. Nó có mùi thơm đặc trưng và nồng nàn, làm cho các món ăn trở nên ngon miệng và hấp dẫn hơn.
  • Chế biến món Á: Dầu mè là một thành phần quan trọng trong ẩm thực châu Á, đặc biệt là trong các món Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó được dùng rất nhiều trong các món xào, chiên, nấu lẩu, làm nước sốt, hoặc nêm nếm vào các món ăn để mang đến hương vị đặc trưng và đậm đà.
  • Chăm sóc da: Dầu mè cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc. Nó có khả năng dưỡng ẩm, giúp làm mềm da và tóc, cung cấp dưỡng chất và chất chống oxy hóa.
  • Làm đẹp: Dầu mè có thể được sử dụng để massage da, giúp thư giãn và thúc đẩy tuần hoàn máu. Nó cũng được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da và mỹ phẩm tự nhiên.
  • Dinh dưỡng: Dầu mè chứa nhiều chất béo không bão hòa và chất chống oxy hóa, cung cấp dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Nó cũng giàu axit béo omega-6 và vitamin E, có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Dầu mè có giống dầu ăn không? Dầu mè ăn sống được không 2
Hỗ trợ làm đẹp da, phòng ngừa bệnh tim mạch, tăng thêm gia vị món ăn,... là công dụng của dầu mè

Dầu mè ăn sống được không?

Dầu mè là một loại dầu thực vật có chiết xuất từ hạt mè. Dầu mè có hai loại: Dầu mè đã qua tinh chế và dầu mè chưa qua tinh chế. Với loại dầu đã tinh chế, bạn có thể dùng trực tiếp trong món ăn hoặc ăn sống, đối với loại chưa qua tinh chế thì phải qua chế biến hoặc sử dụng nhiệt nấu chín mới dùng được. Hiện nay, dầu mè thường sản xuất đến tay người sử dụng hầu hết là các sản phẩm đã qua xử lý với chất lượng được đánh giá cao nhằm tăng độ tiện lợi cho người dùng. 

Vậy dầu mè ăn sống được không? Bởi thế, bạn hoàn toàn có thể ăn sống dầu mè đã qua tinh chế. Do có mùi vị đặc trưng, hương thơm nồng nàn, nên nhiều người thích sử dụng nó như một loại gia vị trong các món ăn chế biến.

Khi ăn sống, dầu mè có thể được dùng để chấm hoặc trộn với các món salad, nước sốt, hay được thêm vào mì xào, lẩu, hay món nướng. Tuy nhiên, một số người có thể không thích mùi vị đặc trưng của loại dầu này. Vậy nên bạn cần xem xét sở thích cá nhân và thử nghiệm để tìm hiểu liệu dầu mè ăn sống có phù hợp với khẩu vị của mình hay không.

Dầu mè có giống dầu ăn không? Dầu mè ăn sống được không 3
Dầu mè ăn sống được không? Dầu mè có chiết xuất từ hạt mè nên bạn có thể ăn sống

Hướng dẫn cách dùng dầu mè trong việc nấu nướng

Việc nắm rõ cách sử dụng dầu mè trong việc nấu nướng sẽ giúp gia tăng thêm hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn của bạn. Khi chiên xào, bạn có thể trộn dầu mè với các loại dầu khác để hòa loãng và giảm dung lượng chịu nhiệt. Vì dầu mè có khả năng chịu nhiệt kém, nếu có thể thì nên hạn chế sử dụng dầu mè trong trường hợp này để giảm nguy cơ nhiễm chất độc hại do biến chuyển chất gây ra.

Khi nhào bột làm bánh, một bí quyết là trộn một ít dầu mè và nước vào bột để tăng độ thơm và giòn. Những chiếc bánh thành phẩm sẽ mang hương vị mè béo ngậy, đây là một công thức tinh tế được nhiều gia đình áp dụng thành công.

Đối với các món hầm hoặc luộc, bạn cần thêm một chút dầu mè vào món ăn khi nấu để làm món ăn thêm mềm và thơm. Đặc biệt, dầu mè còn giúp giữ nguyên màu xanh của rau cùng việc bổ sung dinh dưỡng cho món luộc. Đặc biệt, khi kết hợp với đồ tươi sống hoặc thực phẩm giàu vitamin C, dầu mè giúp giữ nguyên dưỡng chất trong quá trình chế biến và làm cho món ăn thêm phong phú và đậm đà.

Tóm lại, nếu dùng dầu mè đúng cách thì không chỉ tăng thêm độ thơm ngon cho món ăn, mà còn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết được dầu mè ăn sống được không, và cách sử dụng nó như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin