Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đầu ti bị thụt là gì? Đầu ti bị thụt có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị

Ngày 01/06/2022
Kích thước chữ

Đầu ti bị thụt vào bên trong có thể khiến bạn thiếu tự tin khi yêu và làm mất đi những cảm xúc nóng bỏng trong giai đoạn dạo đầu. Với các bệnh nhân bị thụt đầu ti không nghiêm trọng vì chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thực hiện màn dạo đầu, nghiêm trọng hơn là vấn đề cho con bú cũng khó khăn hơn.

Đầu ti bị thụt vào bên trong có thể khiến bạn thiếu tự tin khi yêu và làm mất đi những cảm xúc nóng bỏng trong giai đoạn dạo đầu. Với các bệnh nhân bị thụt đầu ti không nghiêm trọng vì chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thực hiện màn dạo đầu, nghiêm trọng hơn là vấn đề cho con bú cũng khó khăn hơn.

Làm thế nào để đầu ti nhô ra? Có rất nhiều cách đầu ti nhô lên một cách tự nhiên hoặc nhờ đến phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ.

Đầu ti bị thụt là gì?

Đầu ti bị thụt là tình trạng núm vú phẳng hoặc tụt sâu vào bên trong so với quầng vú (thay vì nhô lên như thường). Đầu ti bị thụt còn được gọi là đảo ngược núm vú, co rút núm vú hay lộn núm vú. Tụt núm vú là tình trạng bẩm sinh bình thường hoặc phát sinh do các chấn thương hoặc bệnh ung thư vú. Cả nam và nữ đều có thể gặp các tình trạng đầu ti bị thụt sau một thời gian.

Bất kỳ là tình trạng nào gây viêm hoặc sẹo sau núm vú đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu ti bị thụt. Thụt núm vú có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào, có khi đã thấy từ thiếu nữ bắt đầu nảy nở ngực.

Đây là trường hợp thường gặp, chiếm tỉ lệ khoảng 10% trong nữ giới, người bị thụt đầu ti có thể một phần hoặc toàn phần, một hoặc 2 bên đầu ti, đầu ti lún thường xuyên hoặc lúc bị lúc không. 

Các mức độ bị thụt đầu ti thường thấy

Núm vú bị thụt ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của phụ nữ, tùy mức độ bị thụt đầu ti, việc cho bé bú có thể gặp nhiều khó khăn.

  • Mức độ 1: Bạn có thể kéo núm ra nhẹ nhàng và có thể duy trì hình dạng này, mức độ thụt này không gây ra nhiều vấn đề lớn với việc cho con bú.
  • Mức độ 2: Bạn có thể kéo núm vú ra nhưng không dễ dàng và sau khi thả tay thì đầu tí bị thụt vào trong. Nuôi con bằng sữa mẹ với trường hợp này có thể khó khăn, thậm chí không thể. 

Mặc dù đầu ti bị thụt có thể khiến việc cho trẻ bú khó khăn, em bé hoàn toàn có thể ngậm lấy toàn bộ núm vú và kéo về phía trong cổ họng. Ngoài ra, khi kích thích núm vú thường làm cho đầu ti nhô ra. Nhiều trường hợp đầu ti bị thụt lại nhô ra ngoài một cách tự nhiên ở phụ nữ có thai và cho con bú.

 

Các cấp độ tụt đầu nhũ hoa

Các cấp độ tụt đầu nhũ hoa

Nguyên nhân gây ra tình trạng đầu ti bị thụt

Đầu ti bị thụt có thể xuất hiện ở bất kì phụ nữ nào, không phân biệt tuổi tác. Khi thấy hiện tượng này từ khi dậy thì thì đây là bẩm sinh. Trường hợp tụt đầu vú do bẩm sinh rất thường gặp, chiếm tới 10% trong toàn bộ nữ giới. Ngoài ra, tụt núm vú hay vòng 1 không có núm cũng có thể bị khởi phát do một số nguyên nhân như:

  • Bị nhiễm trùng tuyến vú hoặc viêm vú do bị vi khuẩn tấn công.
  • Giãn ống tiết sữa ở phụ nữ mang thai, đây là hiện tượng giãn nở bất thường của một ống trong mô vú.
  • Áp xe bên dưới quầng vú có thể khiến núm vú bị thụt.
  • Biến chứng sau khi phẫu thuật vú.
  • Người bị ung thư vú.

 

Tụt đầu ti do bị nhiễm trùng tuyến vú

Thụt đầu ti do bị nhiễm trùng tuyến vú

Đầu ti bị thụt có nguy hiểm không?

Dựa vào cấp độ thụt đầu ti và hình thái đầu vú sẽ gây ra nhiều tác hại khác nhau, trong đó phải kể đến 5 hệ lụy như:

  • Mất tính thẩm mỹ: Đầu ngực lõm khiến vòng một kém hấp dẫn, làm cho chị em phụ nữ tự ti về hình thể, không dám diện bikini hay các loại trang phục bó sát.
  • Nguy cơ viêm vú: Đầu ti bị thụt hoại tử hoặc chảy dịch bất thường, có thể bạn đã bị viêm mô vú hoặc u xơ nang.
  • Bào hiệu ung thư: Nếu một trong hai đầu vú tự nhiên bị thụt vào, da vú bị tái thâm, huyết tương chảy ra cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn bị mắc ung thư vú giai đoạn 1.
  • Cản trở quan hệ tình dục: Nhũ hoa thụt vào khiến dây thần kinh mất đi sự mẫn cảm vốn có, chị em sẽ khó “lên đỉnh “ khi quan hệ và không có sự cuốn hút trước mắt đối phương.
  • Cản trở việc cho con bú: Đầu ti bị thụt vào trong khiến bé khó bú sữa. Tình trạng này kéo dài khiến bé chậm phát triển. Ngoài ra, đầu ti kết hợp sưng viêm sẽ làm nguồn sữa bị biến chất, trẻ ăn vào dễ mắc các bệnh đường ruột.

 

Đầu ti bị thụt gây mất tính thẩm mỹ

Đầu ti bị thụt gây mất tính thẩm mỹ

Phương pháp điều trị đầu ti bị thụt

Làm thế nào khi đầu ti bị thụt vào trong? Cách điều trị đầu ti còn phụ thuộc vào các mức độ núm vú bị thụt, nguyên nhân đầu ti thụt vào trong hoặc bạn có muốn cho con bú hay không?

Nếu bạn gặp bất kì dấu hiệu nào của bệnh ung thư vú, viêm nhiễm hoặc dẫn ống tuyến vú thì nên đi khám tức thì. Còn nếu đầu ti bị thụt ở cấp độ 1 bạn chỉ cách thủ công để làm các khối xơ biến mất. 

Còn ở mức độ 2 và 3 thì bạn cần đi khám để xem có liệu trình nào phù hợp với mình. Sẽ có những cách kéo đầu ti nhẹ nhàng cho một vài trường hợp nhưng đôi khi phẫu thuật là phương pháp tốt nhất. Dưới đây là cách chữa trị đầu ti bị thụt phổ biến bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng kỹ thuật Hoffman: Đặt 2 ngón cái lên 2 bên đầu vú, nhẹ nhàng di chuyển ngón tay cái theo hướng đối diện một ngón hướng lên trên và một ngón xuống dưới hoặc một ngón qua trái và một ngón qua phải. 
  • Dùng sản phẩm hỗ trợ giúp kéo đầu ti ra: Miếng bảo vệ đầu ti có thể giữ đầu ti nhô ra, tuy nhiên không đeo liên tục nhiều ngày và nên vệ sinh vú sạch sẽ
  • Sử dụng máy hút sữa: Cốc hút sữa tạo lực để hút sữa vào bình giúp kéo đầu ti nhô ra,
  • Sử dụng máy Niplette: Thiết bị dùng để kéo đầu ti trong thời gian dài.
  • Sử dụng cốc dẻo: Có thể điều trị đầu ti bị thụt bằng cách kéo nó vào cốc, căn chỉnh cốc vào đầu ti và bóp đáy cốc, nhẹ nhàng ấn cốc vào đầu ti.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này cần được chỉ định bởi bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến ống dẫn sữa và vẫn có khả năng cho con bú hậu phẫu thuật.

Như vậy, đầu ti bị thụt có thể là do bẩm sinh hoặc khởi phát vì những nguyên nhân bệnh lý có thể kể đến như ung thư vú. Vậy khi thấy hiện tượng này, chị em cần tới bệnh viện để thăm khám ngay, tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ sau này.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin