Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Mọc mụn ở đầu ti: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả

Ngày 29/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mọc mụn ở đầu ti là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hầu hết các trường hợp mọc mụn ở đầu ti đều lành tính nhưng cũng có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.

Sự xuất hiện của những nốt mụn nhỏ như mụn cơm, mụn thịt, mụn nhọt trên đầu ti hay các vùng da quanh bầu ngực không phải hiếm gặp. Đặc biệt với các chị em từng sinh nở, cho con bú hay những thường thường xuyên tập luyện.

Tình trạng mọc mụn ở đầu ti (nhũ hoa) có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ thời điểm nào với mức độ biểu hiện có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa mọc mụn ở đầu ti trong bài viết dưới đây.

Vì sao mọc mụn ở đầu ti?

Mọc mụn ở đầu ti có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để xác định bản chất và nguyên nhân gây ra tình trạng này, chị em cần thăm khám trực tiếp để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến dưới đây.

Mọc mụn ở đầu ti: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả 1
Mụn ở đầu ti khiến nhiều chị em lo lắng nguy cơ mắc bệnh

Do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh

Vú là vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất trên cơ thể nhằm bôi trơn núm vú, kháng viêm, kháng khuẩn và giảm tình trạng khô da. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tuyến bã nhờn này hoạt động "tích cực" hơn bình thường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và nổi mụn.

Đầu ti nhiễm nấm

Không chỉ do sự tấn công của vi khuẩn, mọc mụn ở đầu ti còn có thể do nhiễm nấm gây ra. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến vùng đầu ti nổi mụn nhọt. Nguyên nhân là do vùng da này không được vệ sinh đúng cách dẫn đến da nhiễm nấm gây nổi mụn, rát, ngứa đầu ti.

Tắc nghẽn lỗ chân lông

Tương tự như vùng da khác, tắc nghẽn lỗ chân lông xung quanh đầu ti cũng là lý do gây ra tình trạng nổi mụn ở đầu ti. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn, các chất bẩn, mồ hôi không thoát ra ngoài được mà ứ đọng lại và hình thành mụn.

Đổ nhiều mồ hôi

Đây cũng là nguyên nhân mọc mụn ở đầu ti thường gặp. Tình trạng này thường xảy ra ở những người cơ địa nhiều mồ hôi, người tập thể dục hay làm việc cường độ cao trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Không làm sạch đầu ti đúng cách

Vùng da ngực và đầu ti không được làm sạch cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hình thành mụn. Vì thế, chị em không nên chủ quan trong khâu làm sạch đầu ti, đặc biệt là người đổ nhiều mồ hôi. Lười vệ sinh hoặc thực hiện không đúng cách sẽ khiến tế bào sừng và dầu thừa tích tụ vào nang lông gây bít tắc và nổi mụn.

Mọc mụn ở đầu ti: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả 2
Đổ nhiều mồ hôi cũng dễ gây ra mụn ở đầu ti

Mọc mụn ở đầu ti có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp nổi mụn ở đầu ti thường là do các nguyên nhân như tuyến bã nhờn, mồ hôi, tắc nghẽn lỗ chân lông,... và đều là lành tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nổi mụn ở đầu ti cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường ở vòng 1 chị em cần chú ý.

Chị em cần đi khám ngay nếu mọc mụn ở đầu ti kèm các dấu hiệu bất thường dưới đây:

  • Đau đầu ti;
  • Ngực nổi cục cứng, sưng, đau;
  • Thay đổi kết cấu da;
  • Đầu ti sẫm màu, thâm đen;
  • Núm vú tiết dịch, chảy mủ.

Cách xử trí khi bị mọc mụn ở đầu ti

Nếu xuất hiện mụn ở đầu ti, việc đầu tiên bạn cần làm là nên xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Với từng trường hợp, từng loại mụn cụ thể, cách điều trị sẽ có sự khác biệt.

  • Mụn lành tính: Với trường hợp mụn lành tính nhưng gây mất thẩm mỹ, chị em có thể thực hiện các phương pháp làm đẹp thẩm mỹ nhằm xóa mụn, làm mềm da.
  • Mụn do viêm: Trường hợp mọc mụn ở đầu ti do viêm hay do hoạt động của tuyến bã nhờn, lỗ chân lông thì hầu hết chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và chờ các nốt mụn biến mất. Trường hợp mụn viêm nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm.
  • Mụn do nấm: Nếu bị mụn do nấm, việc đầu tiên cần làm chính là điều trị nấm bằng cách bôi kem chống nấm hoặc dùng thêm kháng sinh cần thiết.
  • Mụn do ung thư vú: Nếu sau khi thăm khám kết quả chẩn đoán ung thư vú thì việc điều trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Đầu tiên, người bệnh cần làm sinh thiết để xác định ung thư đang ở giai đoạn nào, sau đó tiến hành phẫu thuật và các bước hóa trị theo phác đồ.
Mọc mụn ở đầu ti: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả 3
Chị em cần được thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Tình trạng nổi mụn ở đầu ti có thể điều trị nhưng cũng rất dễ tái lại nếu không kiểm soát tốt các yếu tố như tuyến bã nhờn, tắc nghẽn lỗ chân lông hay chăm sóc da đầu ti không đúng cách. Do đó, cách phòng ngừa hiệu quả nhất chính là vệ sinh đúng cách và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh như:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc vùng da ngực đúng cách.
  • Lựa chọn áo ngực vừa vặn, thoáng khí, chất liệu mềm mại, không gây kích ứng.
  • Tăng cường thực phẩm tốt cho da, hạn chế đường, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.
  • Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Khám sức khỏe, khám da liễu và khám ngực định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng nổi mụn ở đầu ti. Hy vọng bài viết sẽ giúp chị em giải tỏa lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Đồng thời có thêm kiến thức để phòng ngừa và điều trị mụn ở đầu ti đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin