Dây chằng tử cung có các loại nào? Một số bệnh lý liên quan đến dây chằng tử cung
Ngày 14/07/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Các dây chằng ở đường sinh sản nữ là một loạt các cấu trúc giúp hỗ trợ nâng đỡ cơ quan sinh dục bên trong của nữ cố định trong khung chậu. Các dây chằng tử cung của phụ nữ bao gồm dây chằng rộng, dây chằng tròn, dây chằng tử cung - cùng.
Nhìn chung, các dây chằng tử cung rất cứng và không thể kéo dài. Chúng có tác dụng cố định nội tạng của người phụ nữ và cung cấp đường dẫn cho các cấu trúc thần kinh mạch máu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các điểm bám và mối quan hệ giải phẫu của các dây chằng tử cung của phụ nữ.
Dây chằng tử cung gồm những thành phần nào?
Có một số cấu trúc dây chằng bám vào tử cung, chúng có thể được phân chia theo vị trí bám vào tử cung như sau:
Mặt trên được hỗ trợ bởi dây chằng rộng và dây chằng tròn.
Thân tử cung là chỗ nối tử cung của phần kéo dài dây chằng rộng với các cấu trúc trong khung chậu.
Phần dưới của tử cung là chỗ bám của dây chằng ngang cổ tử cung và dây chằng tử cung - trực tràng, các cấu trúc ở sàn chậu như cơ nâng hậu môn, màng đáy chậu và thân đáy chậu cũng giúp cố định tử cung.
Dây chằng tròn
Dây chằng tròn của tử cung là mô liên kết cơ xơ, trông giống như một dải dây thừng tròn. Một bên của dây chằng tròn được gắn vào mặt trên và mặt bên của tử cung. Sự gắn kết này với tử cung nằm ở gần vòi tử cung. Từ sừng tử cung, dây chằng tròn băng qua xương chậu qua vòng bẹn sâu sau đó đi qua ống bẹn và sau đó đi vào môi lớn, nơi nó kết thúc bằng các sợi của nó hòa vào xương mu. Có 2 dây chằng tròn nằm ở mỗi bên tử cung. Mỗi dây chằng tròn dài khoảng 10 đến 12 cm. Dây chằng tròn được bao phủ bởi phúc mạc và bờ trên của dây chằng rộng ở mỗi bên tử cung. Dây chằng rộng bao phủ dây chằng tròn, ống dẫn trứng, động mạch, tĩnh mạch, mạch bạch huyết, sợi thần kinh và mô liên kết lỏng lẻo.
Trong thời kỳ mang thai, các dây chằng tròn chịu rất nhiều lực căng. Chúng trở nên rộng hơn và dài hơn để hỗ trợ tử cung của người mẹ khi nó phát triển để chứa thai nhi. Các áp lực này có thể gây ra cơn đau lan tỏa khắp vùng hạ vị và hông lưng cho thai phụ.
Dây chằng rộng
Dây chằng rộng bao phủ thân tử cung phía bên và cổ tử cung trên. Giới hạn của dây chằng rộng như sau: Phía trên là dây chằng tròn, phía sau là dây chằng phễu chậu và phía dưới là các dây chằng chính và tử cung cùng. Dây chằng rộng bao gồm các lá trước và sau tách ra để bao bọc các tạng và mạch máu. Các cấu trúc nằm trong dây chằng rộng được coi là sau phúc mạc. Việc bóc tách giữa các lá này là cần thiết để tiếp cận với phần sau phúc mạc của các cấu trúc này trong một vài thủ thuật xâm lấn vào ổ bụng. Các vùng khác nhau của dây chằng rộng được đặt tên theo các cấu trúc gần đó như mesosalpinx (nằm gần ống dẫn trứng) và mesovarium (nằm gần buồng trứng). Dây chằng rộng bao gồm phúc mạc tạng và phúc mạc thành chứa cơ trơn và mô liên kết.
Dây chằng tử cung - cùng
Dây chằng tử cung - cùng cũng là các dải xơ hai bên, nối cổ tử cung với xương cùng. Chúng cũng được gọi là dây chằng trực tràng - tử cung, dây chằng này hỗ trợ nâng đỡ tử cung và giữ tử cung cố định.
Dây chằng mu - cổ tử cung
Dây chằng mu - cổ tử cung là cấu trúc nối cổ tử cung với bề mặt sau của khớp mu. Chúng có chức năng hỗ trợ tử cung trong khung chậu.
Dây chằng chính
Dây chằng chính hay còn gọi là dây chằng bên, dây chằng Mackenrodt hoặc dây chằng ngang cổ tử cung, nó nằm dọc theo bờ dưới của dây chằng rộng, động mạch tử cung và tĩnh mạch tử cung.
Các bệnh lý liên quan đến dây chằng tử cung
Một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến dây chằng tròn trong độ tuổi sinh sản của một người bao gồm:
Đau dây chằng tròn: Biểu hiện đau nhói ở hông, bụng hoặc âm đạo.
Giãn dây chằng tròn (RLV).
Các vấn đề phổ biến nhất liên quan đến dây chằng tử cung - cùng thường gặp là:
Bệnh lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng các tế bào thường lót tử cung (nội mạc tử cung) được tìm thấy ở những vị trí khác và cụ thể hơn ở vị trí các dây chằng tử cung.
Sa tử cung là tình trạng các cơ quan vùng chậu không được nâng đỡ và sa khỏi vị trí bình thường.
Sa tử cung và sự liên quan với dây chằng tử cung
Sa tử cung xảy ra khi các cơ, mô của sàn chậu yếu đi và chúng không thể nâng đỡ trọng lượng của tử cung khiến tử cung sa xuống âm đạo. Tình trạng này thường liên quan đến quá trình sinh nở và lão hóa.
Ở trạng thái bình thường, tử cung nằm phía trên của các cơ quan vùng chậu. Tử cung và âm đạo được treo từ xương cùng và thành bên chậu thông qua các phức hợp dây chằng tử cung - cùng và dây chằng chính. Sự suy yếu của các dây chằng này làm tử cung sa vào vị trí của âm đạo. Mặc dù sa tử cung không đe dọa đến tính mạng, nhưng nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục, chất lượng cuộc sống thấp hơn do chứng tiểu không tự chủ liên quan đến ruột hoặc bàng quang. Để điều trị, khắc phục tình trạng sa tử cung, phẫu thuật cố định tử cung bằng cách rút ngắn hay phục hồi các dây chằng tử cung là phương pháp tương đối hiệu quả và thường hay được sử dụng.
Các dây chằng tử cung giúp tử cung được cố định trong vùng chậu và duy trì vị trí đó khi thai nhi lớn lên trong lòng tử cung. Khi các dây chằng này bị kéo dãn bất thường, tử cung sẽ lạc chỗ và dẫn đến bệnh sa tử cung.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.