Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mẹ bầu thường có rất nhiều lo lắng cho sức khỏe của con. Một trong số vấn đề được các mẹ quan tâm nhiều nhất đó là hiện tượng dây rốn quấn cổ 2 vòng bởi lẽ rất nhiều thai phụ gặp phải vấn đề này. Vậy dây rốn quấn cổ là gì? Có những mẹo nào giúp chữa dây rốn quấn cổ 2 vòng?
Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi siêu âm phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ 2 vòng. Vậy làm sao để chữa dây rốn quấn cổ? Mẹo chữa dây rốn quấn cổ trong dân gian là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm lời giải đáp nhé!
Dây rốn có nhiệm vụ là vận chuyển máu, chất dinh dưỡng, oxy từ cơ thể qua thai nhi thông qua bánh nhau. Dây rốn có chiều dài trung bình từ 50 - 60 cm, dây rốn càng dài sẽ càng làm tăng nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của thai nhi.
Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi 1 hay nhiều vòng. Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ mang thai thì sẽ có 3 phụ nữ gặp phải tình trạng không mong muốn này.
Hiện tượng dây rốn quấn cổ có thể gặp trong bất cứ khoảng thời gian nào của thai kỳ nhưng thường gặp hơn vẫn là ở giai đoạn cuối thai kỳ, khi em bé hiếu động, thường xuyên thay đổi vị trí và các hoạt động khác trong bụng. Tình trạng này sẽ không quá đáng ngại khi chúng ta kịp thời phát hiện và có sự can thiệp đúng mức. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp tràng hoa quấn cổ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, vì vậy các mẹ cần hết sức lưu ý.
Các bác sĩ sản khoa cho rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dây rốn quấn cổ 2 vòng nhưng nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do sự di chuyển quá mức của bé khi nằm trong túi ối.
Mặt ngoài của dây rốn luôn được bảo vệ bởi một lớp sáp mềm, dẻo và trơn được gọi là thạch Wharton. Tác dụng chính của lớp sáp này là giữ không cho dây rốn bị thắt nút, quấn quanh cổ hay chân tay… Tuy nhiên, nếu thai nhi có nhiều sự cử động, luồn lách, nhào lộn thì vẫn có thể xảy ra tình trạng dây rốn quấn cổ do dây rốn không đủ mềm, không đủ độ trơn cho các hoạt động liên tục như vậy của bé.
Ngoài ra, tình trạng dây rốn quấn cổ cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:
Cho đến nay, vẫn chưa có biện pháp cụ thể nào ngăn chặn tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi. Những quan niệm dân gian như mẹ bầu dơ tay cao, đeo nhiều trang sức… cũng chưa được chứng minh là đúng. Vì vậy, mẹ bầu không nên chủ quan làm theo mà thay vào đó hãy quan sát và chú ý đến thai nhi nhiều hơn.
Biến chứng mà thai nhi hay gặp phải nhất khi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng đó là có bất thường về nhịp tim trong quá trình chuyển dạ của mẹ bầu. Nguyên nhân là các cơn co thắt chuyển dạ của mẹ bầu khiến dây rốn bị siết lại. Điều này làm giảm lưu lượng máu bơm đến cơ thể thai nhi nên làm cho nhịp tim giảm.
Do vậy, trong quá trình sinh nở, nếu nhận thấy nhịp tim thai liên tục giảm và có dấu hiệu suy thai thì bác sĩ thường chỉ định sinh mổ để kịp thời mang lại sự an toàn cho bé.
Thực tế nếu được chăm sóc và theo dõi kỹ càng thì vấn đề này cũng khó có thể xảy ra nếu bé bị tràng hoa quấn cổ 2 vòng.
Theo báo cáo của Hội Sản phụ khoa Quốc tế (Obstetrics and Gynecology International Same) năm 2015 thì nguy cơ thai chết lưu do dây rốn quấn cổ là rất thấp, có khả năng cao xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Theo các tài liệu đáng tin cậy thì đến hiện nay, chỉ có duy nhất một trường hợp thai chết lưu do dây rốn quấn quanh cổ ở tuần thứ 16 thai kỳ.
Tình trạng dây rốn quấn quanh cổ 2 vòng cũng có thể khiến phần đầu của thai nhi ngửa ra sau nên gây khó khăn cho việc sinh thường. Có trường hợp mẹ bị sa dây rốn do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hoặc sa ra ngoài âm đạo làm cho mạch máu bị co thắt, dây rốn không thể cung cấp máu cho thai, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vì vậy, các bác sĩ có thể sẽ có những chỉ định sinh mổ để lấy thai nhi ra một cách an toàn nhất.
Có nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không? Theo các Chuyên gia cho rằng không có căn cứ nào chứng tỏ việc phải thực hiện mổ để lấy thai ra khi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng. Vì vậy khi mẹ bầu có siêu âm và phát hiện trẻ bị dây rốn quấn cổ 2 vòng hay nhiều vòng cũng đừng nên quá lo lắng.
Để biết được mẹ có thể sinh thường được hay không khi bị em bé dây rốn quấn cổ thì trước khi sinh mẹ bầu cần đi khám thai. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp sinh thích hợp.
Trong một vài trường hợp, dây rốn quấn quanh cổ thai nhi quá chặt khiến cho quá trình vận chuyển máu từ mẹ sang con gặp nhiều khó khăn. Lưu lượng máu truyền qua giảm, kali giảm, thiếu máu, nhiễm toan… làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, dây rốn quấn cổ quá chặt sẽ khiến bé bị thiếu oxy và gây nguy hiểm cho não bộ. Do đó, mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám để phát hiện tình trạng bất thường của bé. Thông thường các bác sĩ sẽ xác định mức độ nguy hiểm qua lưu lượng máu và các biểu hiện của bé. Từ đó có những can thiệp kịp thời, ngăn chặn nguy cơ xấu có thể xảy ra.
Thực tế, hiện tượng dây rốn quấn cổ 2 vòng chỉ có thể tự hết nhờ vào quá trình vận động của bé.
Tuy nhiên, trong dân gian vẫn lưu truyền một số mẹo để chữa tràng hoa quấn cổ cho bé như là mẹ bầu bò quanh giường theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ. Số vòng mà mẹ bầu cần phải bò tương ứng với số vòng dây rốn quấn quanh cổ bé.Trong trường hợp này, khi bé bị dây rốn quấn cổ 2 vòng thì mẹ bầu cần bò 2 vòng quanh giường theo chiều ngược kim đồng hồ để chữa cho bé.
Biện pháp dân gian này đến nay vẫn chưa được chứng minh là đúng nhưng nó cũng giúp ổn định tinh thần cho rất nhiều mẹ bầu. Nếu muốn áp dụng mẹo dân gian này, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều sau:
Đây là biện pháp chưa được chứng minh khoa học nên cần xem xét, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Mẹ bầu cũng nên thăm khám thai thường xuyên để theo dõi tình hình của bé cưng.
Như vậy, qua bài viết trên Nhà thuốc Long Châu cung cấp thêm những thông tin, nguy cơ biến chứng của tình trạng dây rốn quấn quanh cổ 2 vòng. Đây không phải một hiện tượng quá nguy hiểm cho thai nhi nên các mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, các mẹ vẫn nên tập trung quan sát và phát hiện những bất thường của bé để có những can thiệp kịp thời.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp