Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chắc không ít lần quan sát giấc ngủ của trẻ bạn đã nhìn thấy trẻ ngủ mở mắt. Vậy hiện tượng này có phải dấu hiệu cảnh báo điều gì đến sức khỏe của trẻ hay không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời cho việc trẻ ngủ nhưng mắt vẫn mở nhé!
Theo các chuyên gia cho biết, việc trẻ ngủ vẫn mở mắt là hiện tượng khá phổ biến và không gây hại gì đến sức khỏe của trẻ. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ có độ tuổi từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi.
Theo một số cứu tình trạng trẻ ngủ mở mắt có tác động bởi tính di truyền từ cha và mẹ. Nếu một trong hai tiền sử có dấu hiệu này thì trẻ sẽ rất dễ xuất hiện việc ngủ mở mắt cao hơn so với những trẻ khác.
Ở trường hợp này trẻ sẽ không phải lo lắng gặp phải những bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù đang mở mắt nhưng trẻ sơ sinh vẫn ngủ ngon và đầy giấc, thói quen này thậm chí có thể sẽ duy trì cho đến khi trưởng thành.
Trẻ ngủ mở mắt có thể do nguyên nhân di truyền
Đôi mắt là một cơ quan rất nhạy cảm, đặc biệt là trẻ em dễ bị các yếu tố từ bên ngoài làm tổn thương như ánh sáng, bụi bẩn... Tình trạng ngủ mở ở thẻ nếu bắt nguồn từ vấn đề sức khỏe thường không phổ biến. Đối với trường hợp này cha mẹ cần phải theo dõi để can thiệp kịp thời. Sau đây là những vấn sức khỏe gây ra hiện tượng trẻ ngủ mở mắt:
Trong lúc ngủ, ngoài thấy trẻ mở mắt bạn còn có thể thấy trường hợp mắt lờ đờ, không nhắm hẳn. Nhiều cha mẹ lo lắng đây có phải dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mệt mỏi hay không? Hay là con em đang vướng phải một số bệnh lý nào đó.
Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng nếu trẻ nhà mình xuất hiện hiện tượng này. Dưới đây là một số nguyên nhân để bạn có thể biết được vì sao trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ.
Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ đều xuất hiện ở hầu hết các cá thể trẻ. Đây là hiện tượng tự nhiên trong quá trình trẻ phát triển.
Trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ là biểu hiện phổ biến trong giai đoạn phát triển
Đối với trẻ sơ sinh sẽ trải qua các giai đoạn ngủ khác nhau. Khi ở giai đoạn giấc ngủ REM, trẻ có xu hướng cử động mắt nhanh, nửa ngủ nửa thức. Theo đó, hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ rất dễ bắt gặp trong lúc này.
Trẻ sơ sinh đa số đều dành từ 15-18 tiếng cho giấc ngủ này một ngày. Ngoài 8 tiếng để ngủ sâu thật sự, trẻ sẽ ngủ lơ mơ trong những thời gian còn lại. Cha mẹ hãy yên tâm vì đây là giai đoạn phát triển bình thường của trẻ, đều phải trải qua.
Ở giai đoạn này, biểu hiện trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ xảy ra rõ rệt nhất. Khi buồn ngủ, mí mắt trẻ sẽ sụp xuống, ngáp miệng và nhìn vô định. Sau đó, trẻ vẫn vặn mình, cử động, và “ngọ nguậy” trước khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ sâu. Thông thường, tình trạng ngủ mắt lờ đờ của trẻ sẽ kết thúc khi được 3 tháng tuổi.
Ngoài ra, trẻ ngủ không ngon giấc có thể là nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh ngủ mà mắt vẫn lờ đờ. Lúc này, trẻ vẫn đang trong giai đoạn “miên man” và chưa thể thật sự đi sâu vào giấc ngủ ngon.
Trẻ ngủ không đủ giấc cũng khiến mắt trẻ lờ đờ
Các chuyên gia nhận định mệt mỏi cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, mắt lờ đờ. Mệt mỏi ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: Thiếu dinh dưỡng, chơi đùa nhiều vào ban ngày, hay có thể là đang mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trẻ vẫn mở mắt khi ngủ, như đã nói ở trên nếu không xuất hiện từ dấu hiệu mắc bệnh thì bạn không cần phải quá lo lắng.
Hiện tượng ngủ mở mắt thường xảy ở trẻ trong giai đoạn giấc ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh). Giai đoạn này trong chu kỳ ngủ của trẻ thường nhiều hơn người lớn, chiếm khoảng 50% tổng thời gian ngủ của trẻ.
Nếu không do nguyên nhân bệnh lý thì bạn không cần quá lo lắng việc trẻ ngủ mở mắt
Nếu tình trạng trẻ ngủ mở mắt diễn ra quá thường xuyên có thể khiến mắt trẻ bị khô. Để hạn chế vấn đề này cũng như không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để hạn chế việc trẻ ngủ mở mắt:
Phần lớn trẻ ngủ mở mắt là một hiện tượng khá phổ biến và thường không kèm theo bất kỳ một biến chứng nào. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mắt của trẻ. Bạn nên cho trẻ đi khám và áp dụng các biện pháp hạn chế tình trạng mắt bị khô cho trẻ.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.