Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giấc ngủ REM là gì? Giấc ngủ REM có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe của mỗi người chúng ta? Tìm hiểu ngay nhé!
Một giấc ngủ ngon sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sức khỏe và tinh thần của con người. Vậy bạn đã từng nghe qua về thuật ngữ “giấc ngủ non- REM” và “giấc ngủ REM” hay chưa? Bạn có biết giấc ngủ REM là gì và nó có vai trò ra sao? Hãy để chúng tôi giải đáp thắc mắc đó thông qua bài viết này nhé!
Giấc ngủ non-REM là viết tắt của Non Rapid Eye Movement tức là giấc ngủ không chuyển động mắt, gồm 4 giai đoạn:
Độ sâu và chất lượng ngủ trong mỗi giai đoạn là khác nhau. Giai đoạn 3 và 4 là lúc chúng ta ngủ cực sâu, lúc này các chức năng thể chất được phục hồi và sản xuất, sửa chữa các hormon tăng trưởng.
Trong giấc ngủ của con người sẽ được chia làm 2 chu kỳ là REM và non-REM. Trong đó chu kỳ non-REM chia làm 4 giai đoạn và chu kỳ REM xen kẽ trong các giai đoạn của chu kỳ non-REM.
REM là viết tắt của Rapid Eye Movement có nghĩa là giấc ngủ chuyển động nhanh của mắt. Lúc này, mắt của các bạn đã nhắm nhưng vẫn chuyển động rất nhanh, não tạo ra các hình ảnh kì lạ hay còn gọi là giấc mơ và hoạt động mạnh. Theo như một số nghiên cứu, trong giấc ngủ REM thì hơi thở của chúng ta vẫn chậm rãi nhưng tim thì đập rất nhanh đồng thời huyết áp cũng tăng cao.
Giấc ngủ REM nằm xen giữa các giai đoạn của chu trình non-REM, thường xuất hiện sau khoảng 70 - 90 phút sau khi chúng ta bắt đầu nhắm mắt và bước vào giai đoạn 1 của chu trình giấc ngủ. Lúc này, sóng não dần có sự thay đổi từ Delta sang Alpha, toàn bộ các giác quan và cơ bắp đều bị tê liệt hoàn toàn, nhịp tim và hơi thở tăng nhanh đột ngột.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đưa ra được con số cụ thể nhưng ước tính trung bình thì REM chiếm tới khoảng 41% thời gian giấc ngủ và chiếm phần lớn trong chu kỳ giấc ngủ của con người.
REM trong giấc giấc ngủ phụ thuộc vào chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt của từng người, từng lứa tuổi. Trên thực tế, giấc ngủ REM có xu hướng giảm dần theo thời gian, càng lớn tuổi thì giấc ngủ REM càng xuất hiện ít đi. Ngược lại ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ REM chiếm phần lớn thời gian trong chu trình giấc ngủ.
Giấc ngủ REM và non-REM có sự khác nhau rất rõ ràng, tuy nhiên chúng lại bổ trợ, tương tác lẫn nhau và giúp chúng ta có một giấc ngủ hoàn thiện. Cả hai đều đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.
Nhiều người thắc mắc giấc ngủ REM có tốt không? Nó có ý nghĩa gì trong giấc ngủ của con người? Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những vai trò của giấc ngủ REM:
Được biết khi REM xuất hiện trong giấc ngủ, những hình ảnh, thông tin, sự kiện lưu trữ trong bộ nhớ tạm thời của não sẽ được chuyển đến trí nhớ dài hạn. Điều này lý giải cho việc các bạn thường nhìn thấy những hình ảnh lộn xộn, vô lý trong giấc mơ và sẽ quên chứng sau khi ngủ dậy. Như vậy, trí nhớ của bạn sẽ tốt hơn, thúc đẩy khả năng làm việc của não bộ, ghi nhớ thông tin lâu và dài hạn. Đó là lý do vì sao càng lớn tuổi chúng ta càng có trí nhớ kém, bởi vì khi tuổi càng cao thì việc xuất hiện REM trong giấc ngủ sẽ càng ít đi, vì vậy khả năng ghi nhớ và lưu trữ thông tin cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Khả năng ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Trong giấc ngủ REM não bộ sẽ giải phóng và sàng lọc lại dữ liệu, những hình ảnh đã trải qua trong ngày sẽ được tham chiếu lại một lần nữa để ghi nhớ vào trí nhớ dài hạn, nhờ những hình ảnh này sẽ hình thành nên khả năng ngôn ngữ của con người.
Có thể thấy, giấc ngủ REM đóng vai trò rất đặc biệt đối với khả năng ngôn ngữ của mỗi người, nhất là với trẻ sơ sinh vì đây là giai đoạn nhạy cảm, ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của bé. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu không chăm sóc giấc ngủ của bé đúng cách, nhất là trẻ sơ sinh trong những tháng đầu thì rất có khả năng bé sẽ bị hạn chế phát triển ngôn ngữ cũng như chiều cao.
Giấc ngủ REM có tác dụng to lớn với việc giải tỏa tâm lý của con người, khi mắt chuyển động nhanh và xuất hiện những hình ảnh xảy ra trong ngày thì những thông tin dư thừa sẽ bị loại bỏ. Lúc đó, tâm trí bạn sẽ hoàn toàn có thể loại bỏ những điều tiêu cực và cảm thấy tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan hơn.
Giấc ngủ REM đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta. Vậy có cách nào để thường xuyên duy trì giấc ngủ REM? Dưới đây là một vài cách làm đơn giản mà các bạn có thể tham khảo:
Nếu bạn duy trì giờ ngủ đều đặn thì việc bạn gặp giấc ngủ REM sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy cố gắng duy trì sự ổn định của đồng hồ sinh học, đừng thức khuya quá nhiều vì điều này sẽ dẫn đến việc thời gian giai đoạn ngủ sâu của bạn bị giảm và giấc ngủ REM cũng hạn chế xuất hiện.
Hãy tập cách tính giờ ngủ khoa học, khi đó bạn sẽ biết mình ngủ được mấy chu trình và xuất hiện bao nhiêu lần ngủ sâu từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp. Ngoài ra việc tính giờ ngủ khoa học cũng giúp bạn có được sự tỉnh táo và sảng khoái ngay sau khi ngủ dậy.
Hãy tự trang bị cho mình những bài tập thể dục hoặc một vài bài yoga nhẹ nhàng và thực hiện chúng trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn rất nhiều. Thực tế các nghiên cứu đã cho thấy, việc tập thể dục vào buổi tối trước khi ngủ cũng giúp bạn tăng được thời gian của giấc ngủ REM.
Có một số loại thuốc kê toa ảnh hưởng đến thói quen ngủ của bạn vì trong thuốc có chứa các chất gây buồn ngủ, những loại thuốc này nó sẽ làm bạn rơi vào trạng thái thèm ngủ ngay sau khi sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này vào ban ngày sẽ khiến các bạn khó ngủ vào ban đêm, từ đó làm cho chu kỳ giấc ngủ của các bạn bị rối loạn. Một trong số những loại thuốc đó phải kể đến như thuốc nghẹt mũi, thuốc giảm đau, thuốc cảm cúm, thuốc sốt,...
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về giấc ngủ REM là gì. Hy vọng với những thông tin bổ ích mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết, các bạn sẽ có thêm kiến thức để cải thiện sức khỏe và tin thần.
Lan Hương
Nguồn: Tham khảo
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.