Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Muỗi là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,... Hiện nay đã có nhiều biện pháp để tiêu diệt loài vật này, trong đó thuốc diệt muỗi là sự lựa chọn được nhiều gia đình tin dùng nhất. Mặc dù đa số các sản phẩm lưu hành trên thị trường đã được qua kiểm định về chất lượng cũng như là độ an toàn đối với người dùng nhưng vẫn ghi nhận được khá nhiều trường hợp bị dị ứng với thuốc diệt muỗi.
Đa số các gia đình hiện nay đều mua thuốc xịt muỗi dạng chai cầm tay hoặc mua thuốc diệt muỗi để tự phun trong nhà. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc diệt muỗi đều chứa hóa chất có thể gây dị ứng từ nhẹ đến nặng. Vì thế, khi sử dụng loại hóa chất này cần đặc biệt cẩn thận, nhất là đối với gia đình có trẻ em, người già và phụ nữ có thai.
Thuốc diệt muỗi thường chứa một trong các loại hóa chất như DEET, IR3535, picaridin, permethrin và PMD. Những hóa chất này đã được Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Mỹ (EPA) chứng nhận là không gây tác dụng phụ nghiêm trọng đối với người sử dụng hay môi trường. Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa nhạy cảm vẫn có thể gặp phải dị ứng. Bên cạnh đó, EPA không yêu cầu nhà sản xuất liệt kê hết tất cả các hóa chất chứa trong sản phẩm của mình, do đó, người dùng có thể dị ứng với các thành phần không được liệt kê đó.
N, N-diethyl-m-toluamide, thường gọi là DEET, là một loại thuốc diệt côn trùng hiệu quả, làm giảm nguy cơ bị muỗi đốt nhưng cần phải thận trọng khi sử dụng. DEET là một chất lỏng không màu, có mùi nhạt và khó tan trong nước, được quân đội Mỹ sử dụng để chống côn trùng đốt từ năm 1946 và đến năm 1957 được sử dụng phổ biến trong nhân dân. DEET được bào chế dưới dạng thuốc xịt dạng lỏng và kem bôi da, có nhiều nồng độ khác nhau, với tỷ lệ phần trăm thấp nhất là 5% và cao nhất là 100%. DEET đôi khi được ghi nhận có liên quan đến một số phản ứng dị ứng như phát ban, sưng và ngứa, kích ứng mắt (nhất là với nồng độ từ 50% trở lên). AAAAI (American Academy of Allergy, Asthma, & Immunology) khuyến cáo nên sử dụng các sản phẩm bôi da chứa DEET có nồng độ từ 6 – 25%.
Picaridin là một hóa chất được tổng hợp, bắt chước piperidine, có hiệu quả trong việc xua đuổi côn trùng. Chất này không mùi, an toàn hơn DEET. Ở nồng độ 20%, picaridin cho tác dụng tương đương với DEET, tác dụng kéo dài trong vòng 8 – 10 giờ.
IR3535 dường như không cho hiệu quả tốt như DEET hay picaridin nhưng an toàn khi sử dụng bôi da ở các sản phẩm kem bôi chống muỗi.
Permethrin là chất chống thấm, vừa có tác dụng diệt muỗi. Tuy nhiên nó không an toàn đối với người sử dụng khi bôi lên da.
PMD là hóa chất tổng hợp của tinh dầu của bạch đàn chanh (OLE), đây là hợp chất tự nhiên duy nhất được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công nhận là có tác dụng loại trừ muỗi. PMD có tác dụng tương đương với DEET nhưng an toàn hơn DEET, thường có tác dụng trong vòng 6 giờ.
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng với thuốc diệt muỗi, trong đó đa phần liên quan đến cơ địa nhạy cảm của người sử dụng. Khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể sẽ giải phóng histamin và các chất hóa học trung gian gây viêm như interleukins, cytokin, leukotrienes, prostaglandin gây ra các phản ứng dị ứng.
Bên cạnh đó, nếu thuốc diệt muỗi không đảm bảo chất lượng hay sử dụng không đúng cách (xịt thuốc không che chắn đồ dùng, đóng kín cửa, xịt quá nhiều,…) cũng thường gây dị ứng.
Các triệu chứng gặp phải khi dị ứng thuốc diệt muỗi:
Triệu chứng thường gặp nhất khi dị ứng thuốc diệt muỗi là ngứa, sau đó là nóng rát các vùng da nhạy cảm như mắt, tai. Nặng hơn là phát ban, bong và cháy da. Nếu vô tình nuốt phải thuốc diệt muỗi thì phản ứng sẽ nghiêm trọng hơn như buồn nôn, nôn, khó thở, run rẩy, chảy nước mắt. Rất hiếm trường hợp gây ra co giật.
Trẻ nhỏ dị ứng với thuốc diệt muỗi thường quấy khóc, khó chịu và gãi khắp người.
Các triệu chứng đôi khi tiến triển nặng hơn vào các ngày nắng nóng.
Trong khi sử dụng thuốc diệt muỗi, nếu dùng không đúng liều lượng, không đúng quy trình sẽ không diệt được muỗi, thậm chí là làm cho người sử dụng bị dị ứng. Vì thế, để tránh gây ảnh hưởng không tốt để sức khỏe cũng như đảm bảo được hiệu quả khi diệt muỗi, cần thực hiện các biện pháp sau:
Theo hướng dẫn từ Bộ Y tế, khi gặp các triệu chứng của việc dị ứng thuốc diệt muỗi, nên thực hiện các điều sau:
Một số lưu ý để phòng tránh dị ứng thuốc diệt muỗi:
Nếu trong gia đình có người dị ứng với thuốc diệt muỗi, cần áp dụng các biện pháp khác để phòng tránh và diệt muỗi như:
Việc sử dụng thuốc diệt muỗi chỉ là một cách để giảm nguy cơ bị muỗi đốt. Bộ Y Tế khuyến khích sử dụng các biện pháp phòng ngừa muỗi khác an toàn hơn như mặc quần áo dài tay sáng màu. Giảm thiểu tối đa việc để trẻ em, người già và phụ nữ có thai tiếp xúc với thuốc diệt muỗi vì đây là những đối tượng dễ bị dị ứng với thuốc diệt muỗi nhất. Ngoài ra, hãy loại bỏ các vùng đọng nước trong nhà vì đây là nơi muỗi sinh sản.
Phương Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.