Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Điểm mặt các dấu hiệu cảnh báo rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng không thể bỏ qua

Ngày 24/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm, thậm chí khiến trẻ tử vong.

Với các bé sơ sinh, rốn là bộ phận vô cùng nhạy cảm bởi rất dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Đáng buồn là tỷ lệ trẻ bị nhiễm trùng rốn chiếm số lượng lớn. Chính vì vậy, việc nhận diện các dấu hiệu rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng như thế nào là điều vô cùng quan trọng, việc nhận biết sớm từ đó sẽ có cách khắc phục kịp thời và đúng cách, tránh để rốn nhiễm trùng chuyển sang giai đoạn nặng sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Rốn trẻ sơ sinh nhiễm trùng là như thế nào?

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là bệnh lý nhiễm trùng xuất hiện tại vùng rốn của trẻ, có thể xuất hiện trong quá trình sinh bé hoặc sau sinh 28 ngày, có thể là nhiễm trùng rốn hoặc nhiễm trùng phần dây rốn.

Vị trí nhiễm trùng có thể xuất hiện ở cuống rốn hoặc lan rộng ra xung quanh, phạm vi nhiễm trùng lan rộng ra thành bụng, kèm theo tình trạng rốn chảy nước và có mùi hôi thối khó chịu.

Điểm mặt các dấu hiệu cảnh báo rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng không thể bỏ qua Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng rốn.

Trẻ em bị nhiễm trùng rốn có nguy cơ cao bị uốn ván rốn nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách, do đó việc tìm hiểu thông tin về các dấu hiệu nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh biểu hiện như thế nào là điều vô cùng cần thiết.

Các dấu hiệu cảnh báo rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Với các trường hợp bé sơ sinh sau khi cắt rốn, cuống rốn dần khô và lành, vùng xung quanh rốn bé có màu nâu sậm hoặc đen, xám thì điều này hết sức bình thường, không đáng lo ngại. Bởi một thời gian cha mẹ thường xuyên lau hoặc tắm cho con thì các vùng sẫm màu tại rốn bé sẽ tự hết.

Tuy nhiên, với các dấu hiệu nhiễm trùng rốn thì cha mẹ cần hết sức cảnh giác, đó là:

  • Rốn của bé đã rụng hoàn toàn nhưng vùng chân rốn vẫn liên tục rỉ máu.
  • Vùng cuống rốn sưng to và có màu đỏ.
  • Ngay vùng bên trong rốn có chảy ra các dịch, có thể là dịch trắng hoặc dịch vàng, đi kèm là mùi hôi thối khó chịu.
  • Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi được thấm khô lại tiếp tục chảy nước, ẩm ướt.
  • Rốn bé chảy máu.
Điểm mặt các dấu hiệu cảnh báo rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng không thể bỏ qua 2 Trẻ bị nhiễm trùng rốn thường quấy khóc khó chịu.

Kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng rốn, bé sẽ thường quấy khóc, sốt cao, bỏ bú, không chịu chơi và thường xuyên buồn ngủ, cáu gắt.

Các triệu chứng nhiễm trùng rốn của trẻ dù ở thể nhẹ thì cha mẹ cũng cần hết sức cảnh giác, bởi dây rốn sẽ đi trực tiếp vào máu của con nên tình trạng nhẹ này chẳng mấy chốc sẽ khiến bé trở nên nghiêm trọng và khó xử lý. Và khi các tác nhân nhiễm trùng trực tiếp đi vào máu và lan rộng khắp cơ thể sẽ ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan, bộ phận thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con.

Do đó, tốt hơn hết, khi bé có các dấu hiệu nhiễm trùng rốn thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm. Tuyệt đối không trì hoãn hoặc áp dụng bất kỳ phương pháp dân gian nào như xoa thuốc, đắp lá,… Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ ngay lập tức để đảm bảo sự an toàn tối đa cho con yêu.

Phòng ngừa nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Vì phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh và con yêu luôn xứng đáng với những điều tuyệt vời nhất. Chính vì vậy, tốt hơn hết các bậc cha mẹ nên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm về việc nuôi dạy con và phòng ngừa triệt để tình trạng nhiễm trùng rốn, tránh không để con yêu của mình gặp phải.

Điểm mặt các dấu hiệu cảnh báo rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng không thể bỏ qua 3 Dùng nước muối sinh lý vệ sinh rốn cho con 

Một số cách phòng tránh nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh hữu hiệu nhất là:

  • Để rốn con được khô tự nhiên, rụng tự nhiên. Tuyệt đối không bôi bất kỳ thứ gì lên rốn con.
  • Mặc áo rộng rãi, thoáng mát để tránh cọ vào rốn bé.
  • Nếu rốn con bị dính nước tiểu hoặc các chất bẩn, cha mẹ cần dùng nước muối sinh lý vệ sinh rốn trẻ sơ sinh đúng cách.
  • Với các bé chưa rụng rốn, cha mẹ tuyệt đối không cho con ngồi vào chậu tắm, hạn chế tối đa việc nước vương vào rốn bé.
  • Khi quấn tã cần gập phần tã ở bụng con, tránh để bỉm, tã che kín phần rốn bé.
  • Không cần dùng băng rốn cho trẻ. Việc băng rốn chỉ tạo điều kiện ẩm ướt thuận lợi để các loại vi khuẩn tấn công con và gây viêm nhiễm. Do đó, hãy để rốn con được thông thoáng, không sờ tay, đụng chạm và vùng rốn bé.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi thao tác vệ sinh rốn cho con.
  • Cuối cùng, cha mẹ hãy thường xuyên theo dõi rốn bé để kịp thời phát hiện nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng là vô cùng nguy hiểm, không thể xem thường vì vậy cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Cha mẹ luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến cho con, trước tiên cha mẹ hãy chăm sóc con đúng cách và đúng chuẩn Y Khoa cha mẹ nhé. Chúc cho con yêu luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.

Lại Thảo

Nguồn: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm