Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt là một trong những vấn đề khiến rất nhiều bố mẹ lo lắng. Thông thường, trẻ sơ sinh rụng rốn khoảng 1-2 tuần sau khi chào đời. Nếu cha mẹ phát hiện rốn trẻ sơ sinh bị hôi, ướt, có mùi thì cần hết sức lưu ý.
Việc rốn trẻ sơ sinh bị ướt là điều bình thường khi dây rốn chưa rụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể là nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt. Vì vậy, cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân và cách xử lý sau khi rụng.
Khi em bé được sinh ra, dây rốn kết nối nhau thai của mẹ với thai nhi sẽ bị cắt đứt. Khi được giải phóng, dòng máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến em bé sẽ ngừng lại. Tình trạng này làm cho dây rốn căng ra và để lại một cục giống như thịt héo và khô ở rốn của bé. Thời gian rụng rốn ở trẻ thường trong 10 - 14 ngày sau khi sinh hoặc có thể muộn hơn một chút.
Trẻ sơ sinh rốn bị ướt thì bố mẹ cần cảnh giác bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Rốn trẻ sơ sinh bị hôi và ướt có thể xuất phát từ những nguyên nhân như sau:
Nhiễm trùng nấm men là nguyên nhân phổ biến nhất khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi. Tình trạng nhiễm nấm candida thường đặc trưng bởi những dấu hiệu như ngứa, đau hoặc nóng rát ở vùng rốn của trẻ. Nấm candida phát triển mạnh trên các vùng da ẩm và ấm. Nếu có vết thương hoặc số lượng nấm quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nhiễm khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân khiến rốn trẻ bị ướt sau khi rụng. Khi bị nhiễm khuẩn, rốn trẻ sơ sinh thường có biểu hiện sưng đau và tiết dịch vàng như mủ. Nhiễm khuẩn cũng sẽ khiến rốn của trẻ có mùi hôi. Mùi hôi này là do sự hiện diện của vi khuẩn có trong rốn của trẻ.
Nguyên nhân khiến rốn bé có mùi nặng hơn là do tình trạng ống niệu quản không đóng khít được. Ống niệu quản là một ống nhỏ nối bàng quang của thai nhi với dây rốn. Việc ống niệu quản không được đóng khít có thể khiến rốn của trẻ có mùi hôi và chảy nước.
Chắc hẳn khi gặp phải tình huống rốn bị ướt, có mùi hôi, hầu hết các bố mẹ đều lo lắng phải làm sao.
Cách chữa thì không cần dùng thuốc đặc biệt. Nếu rốn trẻ bị bẩn hoặc chảy dịch, bố mẹ có thể vệ sinh rốn cho trẻ nhẹ nhàng bằng tăm bông và nước ấm. Lưu ý, bố mẹ cần đảm bảo rằng phải sử dụng tăm bông mới hoặc khăn sạch khi lau. Tuyệt đối không được sử dụng cồn vì nó có thể làm khô da của trẻ và gây kích ứng. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, đừng quên lau thật khô rốn của trẻ để rốn không bị ẩm.
Tuy nhiên, nếu bé có các triệu chứng nhiễm trùng rốn, hãy lập tức đưa bé đến bác sĩ nhi khoa gần nhất. Đừng trì hoãn vì nhiễm trùng ở rốn của trẻ có thể dẫn đến nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm. Tình trạng nhiễm trùng này có nguy cơ cao hơn ở trẻ sinh non vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu.
Nếu trẻ bị nhiễm trùng do nấm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị nấm cho bé. Trong khi đó, nếu nó là do nhiễm trùng do vi khuẩn, thuốc mỡ kháng sinh có thể là lựa chọn được bác sĩ kê đơn. Nếu nó là do ống niệu quản của trẻ không được đóng khít, điều trị phẫu thuật có thể được các bác sĩ yêu cầu.
Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh rốn bị ướt, rốn trẻ sơ sinh bị hôi. Cách tốt nhất để chăm sóc rốn cho trẻ là giữ cho rốn của trẻ khô ráo và không bị ẩm ướt. Bởi điều kiện ẩm ướt có thể kích hoạt sự phát triển của vi trùng và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng vùng rốn của trẻ.
Khi tắm cho trẻ tại nhà, bố mẹ cố gắng không để rốn ướt và tránh ngâm trẻ trong bồn tắm hoặc sử dụng bất kỳ loại xà phòng tắm nào để làm sạch rốn. Ngoài ra, việc tắm các loại thảo mộc là không cần thiết vì sẽ khiến rốn bé bị ướt và có mùi hôi.
Luôn phải rửa tay khi bạn muốn làm sạch cuống rốn của trẻ. Chọn quần áo và tã cho bé thoải mái, mềm mại để tránh ma sát với rốn của bé, có thể gây thương tích.
Tuyệt đối không bao giờ cố gắng kéo dây rốn của trẻ ngay cả khi có vẻ như cuống rốn đã sẵn sàng rụng. Sau khi rốn trẻ rụng, cần giữ vệ sinh rốn cho trẻ bằng cách giữ khô ráo vùng rốn của trẻ.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt, hôi. Và những hướng dẫn chăm sóc rốn trẻ sơ sinh để phòng tránh tối đa tình trạng trên. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu trẻ gặp phải tình trạng rốn bị ướt, hôi hoặc nhiễm trùng. Bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Lại Thảo
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.