Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tập thể dục là một thói quen sống tốt nhưng nếu không tập đúng cách có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của việc tập luyện. Dưới đây là tổng hợp những cách tập luyện khiến cơ thể yếu đi mà bạn nên biết. Cùng tìm hiểu ngay!
Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể chất. Không những vậy, thói quen sống lành mạnh này còn giúp mang đến cho bạn một tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, việc tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm có thể sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của việc tập luyện, thậm chí còn gây phản ứng ngược khiến sức khỏe ngày càng yếu đi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điểm mặt những cách tập luyện khiến cơ thể yếu đi, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Việc không khởi động để làm nóng người trước khi tập và thực hiện các động tác thả lỏng để giãn cơ sau những bài tập có cường độ cao rất quan trọng. Bởi việc cơ thể vận động bất ngờ khi chưa khởi động có thể khiến cho lượng oxy và máu không kịp đến các cơ quan tham gia vận động. Điều này sẽ khiến cho các cơ vận động không được vận động đúng cách, từ đó dẫn đến tổn thương.
Do đó, trước khi bắt đầu bài tập, bạn nên dành ra khoảng 5 - 10 phút để khởi động và làm nóng cơ thể lên trước. Và sau khi tập xong cũng nên thực hiện một số động tác vận động nhẹ nhàng khoảng 5 - 10 phút để giúp nhịp tim trở lại bình thường.
Điểm mặt những cách tập luyện khiến cơ thể yếu đi
Đây là một trong những sai lầm nhiều người mắt phải, việc lên lịch tập không đều, khi thì tập luyện hăng say khi thì nghỉ tập cả tuần. Điều này có thể khiến cho hiệu quả của cả quá trình tập luyện bị giảm sút đi dẫn đến mệt mỏi, lượng mỡ thừa không được tiêu hao và dễ gây chấn thương.
Không những vậy, việc tập luyện quá sức cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như gây căng cơ, mệt mỏi, chán ăn, gãy xương… Các chuyên gia sức khỏe đã khuyến nghị rằng, chỉ nên hoạt động thể chất tối đa 60 phút mỗi ngày và nên tập đều đặn vào một khung giờ cố định.
Vào buổi sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời sẽ thấp hơn nhiệt độ của cơ thể từ trong phòng kín bước ra nên sẽ khiến cơ thể bị lạnh đột ngột. Lúc này, các mạch máu trong cơ thể sẽ bị co lại, dễ bị thiếu máu lên não, hoa mắt chóng mặt. Không những vậy, sương mù buổi sáng cũng sẽ rất độc hại cho cơ thể. Nên tốt nhất là bạn nên tập thể dục khi mặt trời đã mọc và có thể điều chỉnh hợp lý theo thời tiết.
Ngược lại, có một số người lại có thói quen tập thể dục rất muộn, thường là trước khi đi ngủ. Điều này sẽ khiến nhịp sinh học bị xáo trộn do thân nhiệt tăng, từ đó sẽ gây khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc. Do đó, không nên vận động mạnh trước khi đi ngủ để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Tập quá sớm hoặc quá muộn có thể sẽ làm giảm hiệu quả tập luyện
Việc vận động mạnh sẽ khiến cơ thể tiêu hao năng lượng, do đó bạn phải tập khi bụng không bị đói. Bởi nếu tập thể dục lúc bụng đói có thể sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là dẫn đến ngất xỉu.
Bạn tuyệt đối không nên tập vào giữa trưa bởi điều này sẽ khiến cho nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn. Từ đó gây ra một số triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau dạ dày...
Khi cơ thể bị sốt hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, sổ mũi việc bạn vẫn cố gắng tập thể dục sẽ dễ gây phản tác dụng. Khiến cơ thể dễ bị mất nước, trở nên mệt mỏi hơn và mất nhiều thời gian phục hồi hơn.
Đối với những trường hợp bị bệnh nguy hiểm như suy tim, hen suyễn… thì trước khi áp dụng bất cứ bài tập nào cũng nên tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ để tránh giảm sút sức khỏe.
Việc tập luyện thể thao sẽ khiến cơ thể bài tiết nhiều mô hôi và gây mất nước. Lúc này cần phải bổ sung nước cho cơ thể để giúp cân bằng lượng nước đã mất và giữ cho da không bị khô. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống bổ sung nước lọc và không nên uống nước có cồn, có ga bởi chúng sẽ khiến cho cơ bắp bị nhão nhanh hơn.
Tập ngẫu nhiên, thường xuyên thay đổi bài tập để làm mới và tạo hứng thú là một trong những cách tập luyện khiến cơ thể bị yếu đi. Việc thay đổi quá nhiều bài tập khác nhau trong một thời gian ngắn sẽ khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, nên không mang lại hiệu quả. Do đó, khi tập luyện bạn nên tuân thủ theo giáo án và kế hoạch tập luyện cụ thể, ít nhất là phải gắn bó với bài tập đó khoảng 8 tuần để mang lại hiệu quả.
Không những vậy, nhiều người còn bị phân tâm, vừa tập luyện vừa nhắn tin, gọi điện hay thậm chí là suy nghĩ đến công việc. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị chấn thương trong quá trình tập luyện.
Đây là một trong những sai lầm thường gặp trong tập luyện khiến cơ thể bị yếu đi. Nhiều người có thói quen xông hơi rồi tắm nước lạnh sau khi tập, điều này sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể thay đổi đột ngột và dễ bị nhiễm lạnh. Do đó, sau khi tập và xông hơi bạn chỉ nên tắm lại với nước ấm, vừa giúp cơ thể thoải mái vừa giúp não bộ tỉnh táo hơn.
Tắm nước lạnh sau khi tập cũng là cách tập luyện khiến cơ thể yếu đi
Trên đây đề cập đến những cách tập luyện khiến cơ thể yếu đi để giúp bạn điều chỉnh thói quen tập luyện của mình và có một liệu trình tập luyện hiệu quả nhất nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.