Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Người cao tuổi

Phòng tránh bệnh tuổi già ở người trung niên

Ngày 26/09/2021
Kích thước chữ

Giai đoạn trung niên từ 40 đến 50 tuổi cơ thể thay đổi nhiều về sức khỏe và tâm lý, vì vậy họ không nên làm những điều sau để có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Khi bước vào tuổi trung niên, các cơ quan của cơ thể bắt đầu suy yếu. Nếu những năm trước đây, bạn ít chú ý đến sức khỏe, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, tinh thần căng thẳng thì bạn dễ mắc một số bệnh lý về tim mạch, gan, phổi hay xương khớp. Vì vậy những người tuổi trung niên không nên chủ quan, lơ là và cần có những biện pháp kịp thời để bảo vệ sức khỏe.

Các cơ quan của cơ thể bắt đầu suy yếu khi bước vào tuổi trung niên dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọngCác cơ quan của cơ thể bắt đầu suy yếu khi bước vào tuổi trung niên dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng

Một số bệnh thường gặp ở tuổi trung niên

Các bệnh về tim mạch

Khi cholesterol và những chất mỡ khác đóng vào thành mạch máu, làm cho đường di chuyển của máu bị hẹp lại, máu sẽ khó đi từ tim đến các cơ quan và khó trở về tim, do đó gây ra một lượng lớn áp lực đối với tim mạch.

Các bệnh tim mạch có thể được hình thành từ lối sống không khoa học khi còn trẻ ví dụ như ăn nhiều thực phẩm có chứa cholesterol, hút thuốc lá, lười vận động và căng thẳng kéo dài.

Loãng xương

Bệnh loãng xương xảy ra khi quá trình tái tạo tế bào xương thay thế diễn ra chậm, khiến xương xốp, giòn, dễ gãy và đã gãy thì lâu lành.

Bệnh loãng xương thường gặp ở người cuối tuổi trung niên đến cao tuổi. Ở phụ nữ tỷ lệ bị loãng xương sẽ nhiều và sớm hơn nam giới vì khi mãn kinh, lượng hoóc môn tham gia vào việc tái tạo xương bị tụt xuống.

Ung thư

Ở tuổi trung niên nguy cơ mắc ung thư rất cao do các tế bào của cơ thể đã tiếp xúc nhiều năm với các chất gây ung thư như hoá chất độc hại, khói thuốc lá, tia phóng xạ…

Những tác nhân này có thể biến các tế bào thành tế bào ung thư. Các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện từ lúc trẻ, đến độ tuổi trung niên đã kịp phân chia để tạo thành một khối u đáng lo ngại.

Nguy cơ mắc ung thư ở người trung niên là rất cao do các tế bào của cơ thể đã tiếp xúc nhiều năm với các chất gây ung thưNguy cơ mắc ung thư ở người trung niên là rất cao do các tế bào của cơ thể đã tiếp xúc nhiều năm với các chất gây ung thư

Những điều không nên làm khi bạn bước sang tuổi trung niên

Không đi khám định kỳ

Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi cơ thể có các triệu chứng lạ. Thói quen khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe của mình đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại.

Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ còn giúp bạn có những chẩn đoán các nguy cơ gây bệnh, từ đó có những điều chỉnh về lối sống, chế độ dinh dưỡng cũng như đưa ra phương án trị liệu kịp thời và hiệu quả nhất, tránh những triệu chứng nặng sau này, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí.

Khi gặp các biểu hiện bất thường bạn không nên bỏ qua mà phải đi khám ngay. Các triệu chứng ở tuổi trung niên như sụt cân ngoài ý muốn, đau ngực, phù chân, khó thở hoặc có máu trong phân cũng có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng.

Duy trì những thói quen xấu

Những thói quen xấu có thể hình thành nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở tuổi trung niên.

Hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích

Những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia hằng ngày hay lạm dụng các chất kích thích như ma túy có thể gây ra nhiều bệnh lý ở tuổi trung niên.

Đối với những người uống nhiều rượu, bia, họ có thể bị bệnh xơ gan hoặc có các triệu chứng nghiện rượu.

Những người hút thuốc có khả năng bị các bệnh về đường hô hấp, ung thư, tăng huyết áp và có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch. Vì vậy bạn hãy bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khi còn có thể.

Lười vận động cơ thể

Lười vận động là một trong những sai lầm quan trọng khi bước vào tuổi trung niên mà bạn có thể mắc phải.

Lối sống ít vận động có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2, béo phì và thậm chí tử vong sớm.

Thói quen lười vận động ở người trung niên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tínhThói quen lười vận động ở người trung niên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Khi bạn không hoạt động, sự trao đổi chất, khả năng điều chỉnh và kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể có thể giảm. Do đó, bạn nên vận động cơ thể một cách điều độ để tăng cường sự trao đổi chất và sức bền cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn không nên chờ đến tuổi trung niên mới tập thể dục thể thao mà cần phải quan tâm, chăm sóc, rèn luyện cơ thể từ lúc trẻ.

Bổ sung các chất dinh dưỡng ngay trước khi ngủ

Nhiều người có thói quen uống các thực phẩm chức năng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Tuy nhiên không nên uống ngay trước lúc đi ngủ, do sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Vì vậy, bạn không nên uống các thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng trước khi đi ngủ, nhất là sau 9 giờ tối.

Tránh ánh nắng từ mặt trời

Ánh nắng mặt trời có thể giúp cho xương của bạn cứng cáp và khỏe mạnh hơn.

Bạn cần duy trì sức khỏe xương vì khi già đi xương sẽ yếu hơn dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tạo ra vitamin D, là loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ canxi và ngăn ngừa xương biến dạng, mỏng hoặc giòn, bảo vệ xương khớp.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có những lưu ý để bảo vệ sức khỏe khi bước sang tuổi trung niên. Để có cơ thể khỏe mạnh bạn cần loại bỏ các thói quen xấu và duy trì những thói quen tốt như uống đủ nước, nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng cường vận động.

Nếu bạn có phát hiện các triệu chứng lạ hãy đi thăm khám ngay để kiểm tra tình trạng cơ thể và nhận sự tư vấn của bác sỹ nhé.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin