Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ ngồi bắt chéo chân?

Ngày 02/03/2021
Kích thước chữ

Tất cả chúng ta đều có cách ngồi riêng để cảm thấy thoải mái. Nhưng chỉ vì chúng ta cảm thấy thoải mái không có nghĩa là chúng thực sự tốt đối với cơ thể chúng ta. Trên thực tế, một trong những cách ngồi phổ biến là vắt chéo chân, mang nhiều tác động tiêu cực và chúng ta nên nghiêm túc xem xét lại việc này.

Nếu có thói quen ngồi vắt chéo chân, bạn hãy cố gắng thay đổi vì nó có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Sau đây là những vấn đề bạn có thể gặp phải nếu cứ giữ mãi tư thế ngồi này.

1. Nó có thể gây tê liệt thần kinh

Khi bạn ngồi khoanh chân trong thời gian dài, nó có thể gây ra tình trạng liệt dây thần kinh. Trong thời gian này, bạn không thể nhấc chân lên, có thể gây tê các cơ và thậm chí bạn có thể bị thương dây thần kinh xương chậu.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ ngồi bắt chéo chân? 1Ngồi vắt chéo chân có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh xương chậu.

2. Nó có thể gây tăng huyết áp tạm thời

Theo nghiên cứu này, bắt chéo chân ở đầu gối làm tăng đáng kể huyết áp của bạn. Rất may là những đợt tăng huyết áp đó chỉ là tạm thời. Nguyên nhân được đưa ra một là do việc đặt đùi này lên trên đùi kia làm tăng lượng máu đẩy đi từ tim, khiến huyết áp tăng. Hai là huyết áp tăng vì các cơ chân vận động mà không cần sự di chuyển của các khớp xương, làm tăng lực cản đối với lượng máu đi qua các mạch máu. Nếu là người bị cao huyết áp thì bạn không nên ngồi tư thế này.

Với những người có nguy cơ tụ máu được khuyên không nên ngồi bắt chéo chân lâu, việc này cản trở lưu thông máu có thể tăng nguy cơ huyết khối hình thành sâu trong mạch.

Người ta cũng khẳng định không hề có hiện tượng huyết áp tăng vọt nếu bắt chéo chân ở cổ chân.

3. Làm dáng của bạn xấu hơn

Khi ngồi vắt chéo chân, phần hông hơi xoắn lại khiến khung chậu mất thăng bằng, từ đó gây áp lực lên cột sống và dẫn đến các cơn đau. Ngồi bắt chéo chân liên tục hàng ngày là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng, cổ và thoát vị đĩa đệm.

Hơn nữa, tư thế này khiến vai và xương chậu bị nghiêng sang một bên, đồng thời có thể khiến đầu hướng về phía trước, làm cột sống bạn bị lệch, ngăn cản bạn ngồi thẳng người lên. Về lâu dài có thể gây căng thẳng và biến dạng cột sống.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ ngồi bắt chéo chân? 2Ngồi vắt chéo chân thường xuyên làm thay đổi dáng người.

4. Gây đau ở các khớp

Bắt chéo chân không chỉ không tốt cho tư thế của bạn mà còn có thể gây đau khớp. Nó có thể làm đau cổ, xương chậu, lưng dưới và đầu gối của bạn. Và bạn nên đặc biệt tránh bắt chéo chân nếu bạn đã bị đau đầu gối vì tư thế này khiến cho các sụn thoái hóa bị đè và xoắn, làm bệnh nặng thêm.

5. Nó có thể gây sưng mắt cá chân khi mang thai

Tránh bắt chéo chân khi mang thai - điều này hoàn toàn an toàn cho em bé nhưng có thể gây sưng mắt cá chân và chuột rút ở chân. Nếu bạn gặp phải bất kỳ hiệu ứng nào trong số này, hãy thử ngồi bằng cả hai chân trên sàn hoặc nâng chúng lên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ ngồi bắt chéo chân? 3Phụ nữ mang thai có thể bị sưng mắt cá nếu ngồi vắt chéo chân.

6. Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản

Đối với nam giới, ngồi bắt chéo chân làm nhiệt độ bên trong chân và xung quanh bộ phận sinh dục tăng cao, ảnh hưởng tới sự hình thành tinh trùng. 

Ngồi bắt chéo chân là thói quen không tốt, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Tư thế tốt nhất khi ngồi là đặt 2 chân lên sàn nhà để cân bằng trọng lượng cơ thể. Điều quan trọng nhất là bạn cần tạo thói quen ngồi thẳng lưng ở mọi lúc mọi nơi, đây là tư thế tốt cho toàn bộ cơ thể và còn giúp bạn tự tin hơn. Còn khi muốn thay đổi tư thế, thay vì vắt chéo chân thì bạn chỉ cần dịch cả 2 chân sang một bên hoặc nhẹ nhàng bắt chéo chân ở mắt cá.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin