Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm giữa các đốt sống bị trượt ra khỏi vị trí bình thường, gây chèn ép lên tủy sống hoặc dây thần kinh. Điều này có thể xảy ra do chấn thương hoặc thoái hóa và gây ra đau cũng như các vấn đề về cảm giác. Do đó, tìm đúng nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để đưa ra cách chữa trị kịp thời là hết sức quan trọng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm giữa các đốt sống bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, gây áp lực lên dây thần kinh xung quanh. Triệu chứng thường gặp bao gồm đau lưng, tê yếu cơ và cảm giác đau lan xuống chân hoặc tay.

Hầu hết, thoát vị đĩa đệm có thể tự lành bằng những biện pháp chăm sóc đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, ở trường hợp nặng, bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.

Có tới 2% người bị thoát vị đĩa đệm hàng năm. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau cổ và/ hoặc cánh tay, lưng và/ hoặc chân. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào theo dọc cột sống, tuy nhiên thường xảy ra ở lưng dưới hoặc cổ. Thoát vị đĩa đệm thì hiếm gặp ở lưng dưới.

Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Những dấu hiệu và triệu chứng của Thoát vị đĩa đệm

Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác nhau phụ thuộc vào vị trí của bệnh. Các triệu chứng thường xấu đi khi vận động và đỡ hơn khi nghỉ ngơi.

Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng (cơn đau thần kinh tọa):

  • Cảm thấy đau và tê, hay gặp ở một bên mông xuống chân và đôi khi cả bàn chân;
  • Đau lưng;
  • Cảm giác ngứa ran hoặc tê ở chân hoặc/ và bàn chân;
  • Yếu cơ.

Thoát vị đĩa đệm ở cổ:

  • Cảm giác đau ở gân hoặc giữa bả vai;
  • Cơn đau có thể lan tới vai, canh tay và đôi khi là bàn tay và ngón tay;
  • Đau cổ, nhất là ở lưng và hai bên cổ;
  • Cơn đau có thể tăng khi cúi hoặc xoay cổ;
  • Cảm giác tê và ngứa ran ở cánh tay.
thoát vị đĩa đệm 4.jpg
Đau lưng là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Biến chứng có thể gặp khi bị Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Chèn ép tủy gây rối loạn vận động hoặc mất cảm giác;
  • Hẹp ống sống: Xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm thoát khỏi bao xơ và lấn chiếm vào trong ống sống gây ra những cơn đau nghiêm trọng ở cổ hoặc thắt lưng;
  • Thiếu máu não: Do hệ thống động mạch bị chèn ép làm giảm lưu lượng máu tới não;
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Làm cho bệnh nhân thường xuyên cảm thấy chóng mặt, ù tai, mắt nhìn mờ, đau ngực, giảm huyết áp,…
  • Tàn phế: Khi tình trạng bệnh nặng sẽ dẫn tới tàn phế do tủy sống bị chèn ép quá mức.

Xem thêm: Một số biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Khám thoát vị đĩa đệm gồm những gì? Khi nào cần khám?

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài qua một vết nứt ở trên bao xơ của đĩa đệm. Những nhân nhầy này sẽ chèn ép lên những dây thần kinh gần đó gây đau và khó chịu ở vị trí bị ảnh hưởng.

Một số nguyên nhân làm cho bao xơ của đĩa đệm bị nứt ra là:

  • Sự lão hóa của cơ thể;
  • Thừa cân;
  • Chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần;
  • Vận động không đúng cách.

Xem thêm: 6 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cần biết để phòng tránh

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo
  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12768-herniated-disk

  2. https://www.healthline.com/health/herniated-disk#treatment

  3. https://www.medicalnewstoday.com/articles/191979#summary

Hỏi đáp (0 bình luận)