Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Quỳnh Loan
Mặc định
Lớn hơn
Tắm biển không chỉ là hoạt động thư giãn tuyệt vời mà còn mang lại nhiều lợi ích cho làn da. Nước biển với các khoáng chất tự nhiên có thể giúp cải thiện độ ẩm cho da, giảm mụn và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách, tắm biển cũng có thể gây hại cho da. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tắm biển có tốt cho da không cùng những lưu ý quan trọng để bảo vệ làn da khi tiếp xúc với nước biển.
Nước biển tự nhiên có độ mặn giúp sát trùng nhẹ cho làn da, tẩy tế bào chết và loại bỏ vi khuẩn gây mụn trứng cá, ngứa. Ngoài ra, nước biển còn làm sạch bã nhờn, giảm mụn cám và mụn trứng cá ở mặt và lưng, đồng thời hỗ trợ làn da mau lành. Vì vậy, nhiều người cảm thấy da sáng và mịn hơn sau khi tắm biển. Tuy nhiên, ánh nắng kết hợp với nước biển mặn và gió có thể khiến da bị đen sạm. Để bảo vệ da, nên tắm biển vào sáng sớm hoặc chiều tối khi ánh nắng ít có hại và chọn bãi tắm sạch, nước trong.
Tắm biển từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là với làn da. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc tắm biển có tốt cho da không?
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, nước biển có thể góp phần cải thiện hiệu quả các vấn đề về da nhờ vào đặc tính tự nhiên của nó. Nước biển không chỉ có nhiệt độ thấp và độ tinh khiết cao mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là muối khoáng với nồng độ khoảng 35 gam/lít. Đây là lý do nước biển được xem là một chất khử trùng tự nhiên, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và làm liền sẹo.
Nước biển còn chứa nhiều vi sinh vật có khả năng sản sinh ra các kháng sinh tự nhiên giúp khử trùng và chống lại vi khuẩn gây hại. Điều này làm cho nước biển trở thành một giải pháp lý tưởng để hỗ trợ trong điều trị các bệnh ngoài da như dị ứng, vảy nến, chàm hoặc bong tróc da.
Tính kháng khuẩn của nước biển còn giúp giảm mụn trứng cá, mụn nhọt và mụn đầu đen, đồng thời làm căng da, thu nhỏ lỗ chân lông và hút dầu thừa, từ đó ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.
Tắm biển còn mang lại lợi ích trong việc tẩy tế bào chết tự nhiên. Các khoáng chất trong nước biển giúp loại bỏ dầu thừa và độc tố trên da, đồng thời là phương pháp hiệu quả để điều trị gót chân nứt nẻ và chai sạn. Muối biển, một thành phần quan trọng trong nước biển, cũng được biết đến là một thành phần mỹ phẩm tự nhiên được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da như xà phòng, kem dưỡng và mặt nạ thải độc.
Nước biển không chỉ giúp làm sạch da mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào, từ đó giúp làm chậm quá trình lão hóa. Các nguyên tố như axit amin, khoáng chất, vitamin và nguyên tố vi lượng có trong nước biển giúp cải thiện độ ẩm và sự đàn hồi của da, mang lại làn da tươi trẻ, khỏe mạnh. Đây là lý do mà các nền văn hóa cổ đại như La Mã, Hy Lạp và Ai Cập đã sử dụng liệu pháp tắm biển để cải thiện sắc đẹp và chăm sóc da.
Tắm biển cũng có hiệu quả trong việc làm giảm gàu và chăm sóc tóc. Nước muối biển giúp loại bỏ gàu và thúc đẩy tuần hoàn máu, đồng thời làm mềm và dưỡng ẩm da đầu. Muối biển có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nấm bằng cách hút dầu và độ ẩm dư thừa trên da đầu, giúp tóc chắc khỏe và bồng bềnh tự nhiên. Không chỉ vậy, muối biển còn có tác dụng hỗ trợ ngăn rụng tóc hiệu quả, giúp duy trì mái tóc khỏe mạnh.
Tóm lại, tắm biển có tốt cho da không thì câu trả lời là việc tắm biển mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, để tận dụng được tối đa những lợi ích này, bạn cần chú ý tắm biển vào những thời điểm phù hợp như sáng sớm hoặc chiều tối để tránh tác hại của ánh nắng mặt trời. Đồng thời, hãy lựa chọn những bãi biển sạch, nước trong để bảo vệ làn da và sức khỏe của mình.
Tắm biển có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da nhưng cũng có những yếu tố cần lưu ý để bảo vệ da khỏi tình trạng mất nước. Nhiều người cho rằng ngâm mình trong nước biển có thể làm da mất nước nhưng thực tế, nước biển có thể giúp tăng cường độ hydrat hóa cho da nhờ vào các khoáng chất quan trọng có trong nước biển, đặc biệt là magie. Magie giúp cân bằng lượng dầu trên da và khóa ẩm, giữ cho làn da không bị khô sau khi tiếp xúc với nước.
Khi bạn ngâm mình trong nước biển, lỗ chân lông trên da sẽ giãn nở, tạo điều kiện thuận lợi để thải độc tố và tái tạo tế bào da. Quá trình này cũng giúp giảm sự xuất hiện của nếp nhăn đối với những làn da đã bước vào độ tuổi trưởng thành. Những khoáng chất có trong nước biển, như kali, canxi và magie, không chỉ làm mềm da mà còn giúp da trở nên căng mịn và đều màu hơn. Tuy nhiên, nếu ngâm mình quá lâu trong nước biển, da có thể bị mất đi một phần độ ẩm tự nhiên, dẫn đến tình trạng khô da và tóc. Do đó, để bảo vệ làn da khỏi tình trạng này, bạn nên hạn chế thời gian tiếp xúc với nước biển, khoảng 15 phút là thời gian lý tưởng cho một lần bơi hoặc ngâm mình trong nước biển.
Sau khi ra khỏi nước biển, việc chăm sóc da là rất quan trọng. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm toàn thân để giữ cho làn da luôn mềm mại và mịn màng. Các sản phẩm dưỡng ẩm giúp bổ sung lượng nước đã mất và ngăn ngừa tình trạng khô ráp trên da. Kem dưỡng cũng giúp khóa ẩm và phục hồi độ đàn hồi cho da sau khi tiếp xúc với nước biển. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những ai có làn da khô hoặc da nhạy cảm. Nếu không chăm sóc đúng cách, da có thể trở nên khô và mất độ ẩm cần thiết.
Bên cạnh việc dưỡng ẩm sau khi tắm biển, việc bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời cũng rất quan trọng. Trước khi ra bãi biển, bạn cần thoa kem chống nắng chống thấm nước để ngăn ngừa cháy nắng và tổn thương da do tia UV. Điều quan trọng là phải chọn kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp với loại da và thời gian bạn sẽ tiếp xúc với ánh nắng. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kem chống nắng để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da tốt nhất.
Ngoài ra, khi chọn kem chống nắng, bạn cũng nên ưu tiên những sản phẩm có thành phần thân thiện với môi trường, đặc biệt là những loại kem chống nắng bảo vệ rạn san hô và các sinh vật biển. Các thành phần hóa học có trong kem chống nắng có thể gây hại cho hệ sinh thái biển nếu không được lựa chọn cẩn thận. Vì vậy, việc chọn kem chống nắng phù hợp không chỉ bảo vệ da mà còn góp phần bảo vệ môi trường biển.
Tắm biển là hoạt động rất phổ biến và thú vị, tuy nhiên không phải ai cũng nên tham gia vào hoạt động này. Một số người cần phải hạn chế hoặc tránh hoàn toàn việc tắm biển để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các nguy cơ không mong muốn.
Đầu tiên, những người có vết thương hở trên da nên tránh tắm biển. Việc tiếp xúc với nước biển có thể gây nhiễm trùng hoặc làm chậm quá trình lành vết thương. Để bảo vệ sức khỏe của mình, nếu có bất kỳ vết thương nào trên da, bạn nên để vết thương lành lại hoàn toàn trước khi tham gia tắm biển.
Ngoài ra, những người có sức khỏe yếu cũng cần cân nhắc trước khi tắm biển. Cụ thể, người mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, các bệnh tim mạch, viêm thận và viêm tai giữa cần tránh tiếp xúc với nước biển. Nước biển có thể làm gia tăng các triệu chứng của các bệnh này, gây khó khăn cho việc thở hoặc làm bệnh tình thêm nghiêm trọng.
Vì vậy, trước khi tham gia tắm biển, bạn nên xem xét tình trạng sức khỏe của bản thân để đảm bảo rằng việc tắm biển không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Tắm biển có tốt cho da không thì đến đây hẳn bạn đã được câu trả lời cho mình rồi. Tắm biển mang lại nhiều lợi ích cho làn da nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích từ nước biển mà không làm hại đến da, hãy nhớ hạn chế thời gian bơi, sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng phù hợp, đồng thời tránh bơi khi có vết thương hở. Việc bảo vệ da khỏi mất nước và các tác hại của ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn duy trì làn da khỏe mạnh và rạng rỡ sau mỗi chuyến đi biển.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.