Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiền mãn kinh là giai đoạn nội tiết tố nữ bắt đầu có dấu hiệu suy giảm dần, gây nhiều phiền toái cho chị em trong cuộc sống. Vậy bạn có biết độ tuổi nào bắt đầu mãn kinh của phụ nữ không?
Bởi việc xác định này sẽ giúp chị em phụ nữ có thể lường trước và chuẩn bị tinh thần trước khi vào giai đoạn tiền mãn kinh này để cải thiện chất lượng cuộc sống kịp thời.
Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi thực sự tiến tới mãn kinh ở người phụ nữ. Đây là lúc chị em bị suy giảm nội tiết tố nữ estrogen và xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của tiền mãn kinh.
Đồng thời, buồng trứng ở thời điểm này cũng bắt đầu suy giảm và hoạt động mất cân bằng các nội tiết tố nữ khiến chu kỳ hành kinh t không đều và kéo dài nhiều ngày.
Nếu trong hơn 1 năm liên tục bạn không có kinh nguyệt (trừ những mẹ sau sinh con) thì rất có thể chị em đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đa số phụ nữ đều phải trải qua khoảng thời gian này trước khi mãn kinh được gọi giai đoạn tiền mãn kinh. Cơ thể sẽ có nhiều thay đổi cả về chức năng sinh sản và tâm lý.
Giai đoạn tiền mãn kinh là một quy luật hoàn toàn tự nhiên khó tránh được. Cùng với việc suy giảm nội tiết tố nữ thì lượng gốc tự do cũng được sản sinh ra với tốc độ mạnh hơn, khiến chị em nhanh lão hóa hơn. Khi đó, chị em sẽ đối mặt với sự xuống cấp trầm trọng về nhan sắc, tâm sinh lý và sức khỏe.
Thông thường, thời gian bắt đầu tuổi tiền mãn kinh ở mỗi phụ nữ có sự khác nhau vì thể chất mỗi người mỗi kiểu. Tuy nhiên, theo các thống kê, đa phần phụ nữ sẽ bước vào tuổi tiền mãn kinh khi ở nằm ở 40- 47 tuổi.
Hội chứng tiền mãn kinh diễn ra ngắn ngủi hay kéo dài phụ thuộc vào nội tiết có sẵn trong cơ thể mỗi người. Có chị em chỉ phải chịu thời kỳ này 2 - 3 năm nhưng cũng có người phải chật vật suốt 7 - 8 năm.
Mốc đánh dấu thời kỳ tiền mãn kinh chấm dứt là khi người phụ nữ thực sự bước vào giai đoạn mãn kinh. Sẽ được xác định sau 12 tháng liên tục không có hành kinh. Dẫu vậy, cũng có không ít trường hợp các triệu chứng khó chịu từ giai đoạn tiền mãn kinh vẫn có thể tiếp tục diễn tiến trong thời kỳ mãn kinh cùng vấn đề sức khỏe.
Rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt bỗng trở nên thất thường, tháng có tháng không, số ngày kinh kéo dài, thời gian chu kỳ kinh thưa hơn, lượng máu kinh trở nên ít hơn và thậm chí là mất kinh.
Khô hạn, giảm ham muốn
Phụ nữ tiền mãn kinh thường giảm ham muốn do sự suy giảm estrogen khiến âm đạo khô, lượng dịch tiết ra bôi trơn giảm đi, độ đàn hồi của "cô bé" cũng kém đi và giảm khoái cảm, khó đạt cực khoái.
Bốc hỏa, hay cáu gắt
Theo các thống kê, tới 75% phụ nữ tiền mãn kinh phải chịu đựng những cơn nóng nhiều với mức độ từ nhẹ tới nặng với các triệu chứng như đổ mồ hôi liên tục, nhất là về đêm.
Thường xuyên gặp các vấn đề về giấc ngủ
Không ít chị em ở giai đoạn tiền mãn kinh than phiền về tình trạng khó ngủ, mất ngủ, khó ngủ không sâu giấc.
Nám, sạm, da khô nhăn, rụng nhiều tóc
Khi estrogen bị suy giảm, cấu trúc làn da sẽ trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi, khô và lộ rõ nếp nhăn. Đồng thời, cũng xuất hiện các vết nám, sạm, tàn nhang trên da nhiều hơn. Bên cạnh đó, tóc mất dần sắc tố và chuyển sang hoa râm.
Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và xương khớp
Nội tiết tố estrogen suy giảm là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và xương khớp nhiều hơn.
Đến tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ, buồng trứng lão hóa dẫn đến tiết ít hormone estrogen hơn dần theo thời gian. Sự thiếu hụt nội tiết tố nữ này lại làm quá trình rụng trứng diễn ra không đều và gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo rằng, tốc độ lão hóa buồng trứng ở phụ nữ tiền mãn kinh cũng bị đẩy nhanh do lối sống không lành mạnh như sử dụng thường xuyên các chất kích thích như uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống không đủ chất, làm việc quá sức, thiếu cân hay không nghỉ ngơi đầy đủ…
Như vậy, thời kỳ mãn kinh đến sớm chủ yếu là do suy giảm lượng hormone estrogen trong cơ thể. Vì vậy, để trì hoãn thời kỳ mãn kinh cũng như cải thiện các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố gây ra, thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp hormone tổng hợp hoặc sử dụng estrogen có nguồn gốc thực vật (Phytoestrogen).
Mỗi biện pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Bổ sung estrogen tổng hợp có tác dụng nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ và cần được bác sĩ kiểm soát nghiêm ngặt. Bổ sung phytoestrogen thì có tác dụng chậm và khi ngừng bổ sung là các triệu chứng lại quay trở lại.
Thanh Hoa
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.