Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thông thường, phụ nữ ở độ tuổi từ 40 - 50 bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Ở giai đoạn tiền mãn kinh, cơ quan sinh sản của phụ nữ suy giảm, sản xuất hormone cũng kém đi và thường xuất hiện những cơn đau nhức trong cơ thể. Các cơn đau nhức tiền mãn kinh này sẽ có thể giảm khi được điều trị.
Mãn kinh là điều tự nhiên của tạo hóa và xảy ra ở tất cả các phụ nữ. Cơ thể phụ nữ thường xuất hiện các cơn đau nhức tiền mãn kinh. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của chị em.
Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết là có những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể ngắn, kéo dài và không đều. Nhiều bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng vì sự suy giảm của nội tiết tố như: Hệ sinh sản, bài tiết, thần kinh, hô hấp, tim mạch, cơ xương khớp, da… mà biểu hiện rõ nhất là xuất hiện những cơn đau nhức tiền mãn kinh đi kèm với những bất ổn về tâm lý, hành vi hay cảm giác.
Trong thời kỳ này, phụ nữ thường rơi vào cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, dễ tức giận, bốc hỏa, đổ mồ hôi… Nếu tình trạng không có kinh nguyệt kéo dài trong 12 tháng, khi đó phụ nữ chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh.
Dưới đây là 6 tình trạng đau nhức tiền mãn kinh thường gặp nhất:
Khi giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh diễn ra, các hormone Estrogen, Progesterone đều dao động, suy giảm, ảnh hưởng đến các khớp gối, vai, cổ, làm tăng thêm tình trạng viêm nhiễm ở các khớp.
Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến cơn chuột rút đau hơn, cùng với hiện tượng căng tức ở vú.
Do sự dao động của hormone Estrogen, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể có những cơn đau nửa đầu ở mức độ nghiêm trọng với tần suất nhiều hơn. Chứng đau nửa đầu này có thể được giảm đi khi phụ nữ chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh.
Khi hormone Estrogen dao động và suy giảm đã làm độ đàn hồi khiến da yếu dần, khả năng giữ nước của da cũng suy yếu, làm cho làn da mỏng đi ít nhiều và xuất hiện các vết bầm tím, đặc biệt dễ nhận thấy trên mu bàn tay.
Đối với những phụ nữ đã từng mắc chứng cơ xơ hóa thì giai đoạn tiền mãn kinh sẽ làm tăng cơn đau hơn. Lưu ý rằng, một số triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh như mệt mỏi, đau, khô âm đạo thường trùng với những triệu chứng của đau cơ xơ hóa nên việc chẩn đoán đau do cơ xơ hóa phải hết sức cẩn trọng.
Do sự thiếu hụt hormone Estrogen nên có thể gây đau khi giao hợp. Những thay đổi về hormone cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục. Điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.
Teo âm đạo cũng có thể xảy ra, khiến cho âm đạo co và ngắn lại về chiều dài; có thể xuất hiện các triệu chứng ở đường tiết niệu như tiểu rát buốt, rò rỉ nước tiểu và không thể nhịn tiểu được.
Một điều rất đáng mừng là hầu hết các cơn đau liên quan đến thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh đều được giảm bớt hoặc loại bỏ bằng các biện pháp thay đổi lối sống, tập luyện thể dục hoặc điều trị y tế. Cũng cần lưu ý rằng, tình trạng suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém cũng có những triệu chứng như tiền mãn kinh. Vì vậy, việc xét nghiệm máu để xác định nồng độ hormone khi đó là cần thiết.
Gồm có:
Bao gồm:
Tích cực hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp có thể giảm các cơn đau nhức hiệu quả và giúp săn chắc cơ bắp. Bơi lội, đi bộ, tập luyện dưỡng sinh, luyện thở sâu kết hợp với các bài tập luyện cho khớp gối, vai, cổ, lưng sẽ giúp giảm bớt các cơn đau về cơ xương khớp, đau nửa đầu. Ngoài ra, các cách khác giúp giảm đau như xoa bóp cơ, châm cứu hoặc chườm nóng, lạnh cũng có tác dụng tốt để giảm đau. Cũng cần lưu ý rằng, thuốc lá, rượu hoặc các chất kích thích khác đều có tác dụng xấu đến sức khỏe, cần phải tránh xa.
Tiền mãn kinh là giai đoạn quan trọng đối với phụ nữ. Khi đó phụ nữ cần được quan tâm chăm sóc đúng cách cả về mặt thể chất và tinh thần. Các cơn đau nhức tiền mãn kinh cũng có thể khắc phục được bằng nhiều cách khác nhau. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.