Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dược liệu là loại thuốc được sử dụng nhiều ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Vậy dược liệu là gì và có vai trò gì trong điều trị bệnh?
Dược liệu có lẽ không còn là cái tên xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đặc biệt là những ai quan tâm đến phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Trên thế giới, dược liệu cũng được sử dụng phổ biến với hơn 84% dân số thế giới sử dụng thuốc có nguồn gốc là dược liệu. Vậy dược liệu là gì? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua những thông tin dưới đây.
Dược liệu có nguồn gốc từ nhiều thành phần khác nhau trong tự nhiên như từ động vật, vi sinh vật hay phổ biến nhất là các loại thảo dược tốt cho sức khoẻ của con người. Dược liệu có thể là toàn bộ hoặc một bộ phận của một cây, một con vật hoặc có thể là một vài bộ phận của chúng. Những sản phẩm được tách chiết từ cây, động vật như tinh dầu, sáp, dầu mỡ, gôm có thể dùng làm thuốc cũng thuộc phạm vi dược liệu.
Tác dụng của dược liệu trong điều trị bệnh đã được nghiên cứu và chứng minh bởi các thầy thuốc y học cổ truyền và các công trình nghiên cứu khoa học từ chuyên gia. Ngoài công dụng chữa bệnh, dược liệu còn chứa các thành phần giàu dinh dưỡng, giúp hồi phục sức khỏe con người tốt hơn.
Dược liệu được phát triển dần về số lượng và chất lượng thông qua quá trình đấu tranh với bệnh tật của con người. Từ xưa đến nay, nhiều nguồn dược liệu đã được các thầy thuốc tìm ra và ứng dụng hiệu quả vào việc chữa bệnh. Dưới đây là một số nguồn dược liệu chính:
Đây là nguồn dược liệu chính trong y học hiện nay. Các loại dược liệu từ thực vật thường có sẵn trong tự nhiên, sau thiếu dần phải gieo trồng, thu hái mới có được. Nhân dân ta ngày trước thường gọi các dược liệu thực vật bản địa là thuốc Nam. Những loại phải nhập từ Trung Quốc, Triều Tiên về thì gọi là thuốc Bắc. Ngày nay, nhiều loại dược liệu quý lại được bào chế để trở thành thành phần quan trọng của thuốc Tây.
Một số dược liệu nổi tiếng được điều chế thành thuốc với dạng bào chế hiện đại như kim tiền thảo, dây thìa canh, cà gai leo… Hay những dược liệu quen thuộc như: Quế, tỏi, bạc hà, nghệ, hương thảo… Ngoài ra, nhiều hoạt chất sinh học được phân lập từ thực vật như atropin, ephedrine, morphine, cafein, axit salicylic, digoxin, colchicin… có ứng dụng rất cao đối với y học hiện đại.
Dược liệu từ động vật tuy không chiếm số lượng nhiều như động vật nhưng vẫn được ứng dụng nhiều trong y học. Đặc biệt, chúng thường mang lại hiệu quả điều trị khá cao. Nguyên liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc từ động vật có thể là cả con (tắc kè, rắn…) hoặc sản phẩm hay một bộ phận của động vật (như mật ong, sữa ong chúa, mề gà, mai mực…).
Đặc biệt có trường hợp của loại dược liệu đông trùng hạ thảo. Theo các nghiên cứu chỉ ra đây không phải là một loài thực vật hay động vật cụ thể. Đông trùng hạ thảo thực tế là một loại dạng ký sinh giữa trứng của loài bướm thuộc chi Thitarodes và loại nấm Ophiocordyceps sinensis bám vào và sống ký sinh trên vật chủ.
Xem thêm: Đông trùng hạ thảo là gì? Nguồn gốc, công dụng dược liệu quý
Vi sinh vật là những loài có khả năng tự tổng hợp, chuyển đổi một số chất thành những dạng có dược tính và công dụng hữu hiệu trong việc chữa trị bệnh. Trường hợp thường thấy nhất là lên men. Cụ thể trong y học đã áp dụng men rượu (Saccharomyces cerevisiae) để chữa bệnh sốt rét hay sản xuất insulin từ việc lên men của vi khuẩn E.coli.
Hiện nay, con người đã sáng tạo ra được rất nhiều cách sử dụng dược liệu để chữa bệnh. Vậy các cách sử dụng thuốc dược liệu là gì? Xem ngay những cách phổ biến nhất dưới đây:
Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về dược liệu là gì và các nguồn gốc của nó. Các loại dược liệu tuy có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng vẫn cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.
Nhật Lệ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.