Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tổng hợp những loại dược liệu mang lại giá trị sức khỏe cao

Ngày 18/09/2020
Kích thước chữ

Dưới đây là tổng hợp các loại dược liệu được giới chuyên gia đánh giá cao về đặc tính điều trị bệnh có thể bạn chưa biết. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Dược liệu là những loại cây có khả năng chữa bệnh hoặc hỗ trợ điều trị bệnh. Những loại cây này thường được sử dụng phổ biến nhất trong Đông y hoặc Y học cổ truyền. Dưới đây là tổng hợp những loại dược liệu mang lại giá trị sức khỏe được giới chuyên gia đánh giá cao. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Cây bạch quả (Ginkgo Biloba)

Bạch quả (Ginkgo Biloba) là một trong những loại thảo dược được đánh giá cao trong lĩnh vực y học cổ truyền. Khi còn tươi, lá cây bạch quả được bào chế thành dạng viên nang, viên nén hoặc chiết xuất thành tinh dầu. Khi phơi khô, lá bạch quả được khuyến khích sử dụng như một loại trà. 

Một trong những tác dụng nổi bật của cây bạch quả là tăng cường sức khỏe não bộ, vì vậy nên thường được sử dụng để điều trị cho người bị mất trí nhớ từ nhẹ đến trung bình. Đồng thời, bạch quả còn có khả năng giúp làm chậm sự suy giảm nhận thức trong trí nhớ và bệnh Alzheimer. Ngoài ra, bạch quả còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

bạch quả - dược liệu quý

Cây bạch quả giúp tăng cường sức khỏe não bộ, điều trị tiểu đường

Tuy nhiên, bạch quả cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ như đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt hoặc dị ứng…. và bạch quả còn có khả năng tương tác với một số loại thuốc hoặc chất làm loãng máu. Vì thế, người bệnh nếu muốn sử dụng bạch quả thì cần trao đổi trước với bác sĩ để có hướng dẫn và chỉ định cụ thể.

2. Củ nghệ

Củ nghệ là một loại dược liệu quen thuộc được giới chuyên gia đánh giá cao, hầu như tất cả các bộ phận của củ nghệ đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Theo Đông y, củ nghệ có đặc tính chống ung thư và có khả năng ngăn ngừa đột biến gen.

Bên cạnh đó, củ nghệ còn có đặc tính chống viêm. Vì vậy, củ nghệ thường được sử dụng để giảm nhẹ triệu chứng cho người bị viêm da, viêm khớp, viêm dạ dày. Không những thế, bột nghệ hoặc tinh bột nghệ là loại gia vị không thể thiếu trên kệ bếp của nhiều gia đình.

3. Cây anh thảo

Cây anh thảo có hoa màu vàng khá bắt mắt, tinh dầu chiết xuất từ hoa anh thảo có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh chàm da. Hơn nữa, dầu hoa anh thảo còn có đặc tính chống viêm nên nó cũng thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dị ứng hoặc giảm đau do viêm nhiễm.

Một số nghiên cứu gần đây cũng đã cho thấy rằng, dầu hoa cây anh thảo giúp cải thiện chất lượng sức khỏe của người bị đa xơ cứng, rối loạn hormone nội tiết hoặc quá nhạy cảm với insulin. Tuy nhiên, chiết xuất của cây anh thảo có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược. Vì thế, trước khi muốn sử dụng các loại dược liệu có chiết xuất từ cây anh thảo, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.

4. Hạt lanh

Hạt lanh là hạt được thu hoạch từ cây lanh, đây là một loại cây thực vật được trồng nhiều ở Canada và vùng Tây Bắc nước Mỹ. Hạt lanh thường được dùng để ép lấy dầu hoặc dùng hạt nguyên chất, nó có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất hữu hiệu. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, loại hạt này còn có khả năng hỗ trợ giảm cân và giảm huyết áp hiệu quả. 

Để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, bạn có thể sử dụng hạt lanh để thêm vào sinh tố hoặc món salad trộn. Ngoài ra, còn sử dụng bột hạt lanh như một loại gia vị nêm các món canh, soup hoặc hầm. Ngày nay, chiết xuất hạt lanh đã được bào chế thành dạng viên nang để tăng tính tiện ích.

dược liệu hạt lanh

Hạt lanh có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất hữu hiệu

5. Cây tràm trà 

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, tinh dầu chiết xuất từ cây tràm trà mang đến nhiều lợi ích cho các vấn đề về da. Ngoài ra, nó còn có khả năng kháng khuẩn trên vết thương và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng tại chỗ. Cũng nhờ đặc tính này, cây tràm trà trở thành dược liệu để sản xuất các loại thảo dược kháng viêm, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.

Tuy nhiên, chiết xuất từ cây tràm trà chỉ an toàn khi dùng ở dạng bôi bởi nó có thể gây nên một số phản ứng nguy hiểm nếu bạn dùng để uống. Hơn nữa, tinh dầu cây tràm trà cũng không phải phù hợp với tất cả mọi người nên cũng sẽ dễ mắc phải phản ứng dị ứng nếu da không tương ứng với các thành phần của tràm trà. 

6. Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là một trong những loại thảo dược quý hiếm bậc nhất thế giới. Trong tự nhiên, đông trùng hạ thảo thường mọc ở những vùng cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya. Vòng đời của loại thảo được mô tả như sau: 

Ban đầu, một loại ấu trùng sâu non sống trong lòng đất ăn rễ cây để lớn lên, nếu không có gì thay đổi ấu trùng sẽ phát triển thành bướm. Còn nếu bị nhiễm nấm Cordyceps Sinensis - một loại nấm ký sinh sẽ dần lớn lên thành sợi bằng cách hút hết chất dinh dưỡng trong cơ thể ấu trùng. Đến mùa xuân, thân của nó sẽ dài ra từ xác của ấu trùng sâu non rồi vươn lên mặt đất để trở thành Đông trùng hạ thảo. 

Đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, cường dương, dưỡng nhan và bổ khí huyết. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ điều trị chữa bệnh viêm phế quản, nhiễm trùng hoặc các bệnh ở đường hô hấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đông trùng hạ thảo có thể gây khó chịu ở dạ dày và gây các phản ứng dị ứng.

Xem thêm: Một số lưu ý về tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo

7. Chiết xuất hạt nho

Chiết xuất hạt nho là dược liệu được bào chế dưới dạng lỏng hoặc dạng viên nang. Tác dụng nổi bật nhất là chống oxy hóa, ngoài ra còn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng trong việc giảm cholesterol LDL (có hại) và giảm các triệu chứng lưu thông máu kém ở tĩnh mạch chân.

Bên cạnh đó, việc sử dụng chiết xuất hạt nho thường xuyên còn có khả năng ngăn chặn và chống lại các tế bào ung thư. Tuy nhiên, loại dược liệu này có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể và tương tác với các loại thuốc làm loãng máu hoặc thuốc điều trị bệnh huyết áp. 

8. Cây cỏ ngươi

Cây cỏ ngươi (hay còn gọi là cây mắc cỡ hoặc cây trinh nữ) đặc điểm nhận biết là có hoa màu tím, khi chạm vào lá cây khép lại. Cây cỏ ngươi có vị ngọt, tính hàn, các bộ phận của loại cỏ ngày đều có chứa nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe con người. 

Trong Đông y, cây có ngươi có khả năng giảm đau, an thần, trấn tĩnh, giảm ho, tiêu đờm rất tốt cho những người bị hay mất ngủ hoặc mắc chứng suy nhược thần kinh. Thông thường, người ta hay lấy rễ, lá hoặc thân cây rửa sạch, phơi khô rồi nấu lấy nước uống. 

dược liệu cây cỏ ngươi

Cây có ngươi có khả năng giảm đau, an thần, trấn tĩnh, giảm ho, tiêu đờm

Trên đây là tổng hợp những loại dược liệu mang lại giá trị sức khỏe được các chuyên gia đánh giá cao. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết tận dụng một cách hiệu quả nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin