Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi có triệu chứng đau mỏi liên tục kèm theo tình trạng gai cột sống tê tay, người bệnh cần phải lập tức tìm đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Bệnh gai cột sống (vôi hóa cột sống) được hình thành do sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống hoặc đĩa sụn và dây chằng quanh khớp. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả độ tuổi thanh thiếu niên. Thông thường gai có thể xuất hiện ở hầu hết các đốt sống, tuy nhiên chúng thường tập trung chủ yếu ở vị trí cổ hoặc thắt lưng.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội thấp khớp học Hà Nội, khoa Khớp Bệnh viện Bạch Mai, nếu bệnh nhân được chẩn đoán hình ảnh bị vôi hóa cột sống nhưng không có biểu hiện đau nhức hay hạn chế vận động thì không đáng lo ngại. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý là được.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gai cột sống có kèm triệu chứng đau nhiều khi vận động, đau tê vùng cổ lan sang bả vai, cánh tay, lưng và dọc xuống hai chân,… thì cần phải được trị ngay vì tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm như đại - tiểu tiện không tự chủ, liệt,…
Cũng theo PGS.TS.BS Nguyễn Vĩnh Ngọc, sở dĩ tình trạng gai cột sống tê tay, chân gây đau nhức cho người bệnh mỗi khi di chuyển là do gai xương có thể đã đâm trúng vào tủy sống, dây chằng, rễ dây thần kinh hoặc đã cọ xát với xương khác.
Hiện nay, điều trị gai cột sống bằng cách chữa bảo tồn là phương pháp được các bác sĩ ưu tiên hàng đầu để chữa cho những bệnh nhân có biểu hiện tê nhức chân tay gây giới hạn vận động, ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.
Chữa bệnh gai cột sống theo hướng bảo tồn có nghĩa là sử dụng các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc đông y hoặc thuốc nam kết hợp với việc áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu, kéo giãn đốt sống để chữa trị… Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học cùng với chế độ tập luyện hợp lý cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh vôi hóa cột sống.
Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh gai cột sống quá nghiêm trọng, có nguy cơ bị liệt cột sống mà phương pháp chữa bảo tồn không còn hiệu quả thì các bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ gai. Cách chữa trị này chỉ được áp dụng khi thật sự cần thiết vì khả năng trị bệnh không lâu dài, gai cột sống có thể xuất hiện đúng ngay vị trí cũ sau thời gian phẫu thuật.
Chính vì thế, khi có dấu hiệu gai cột sống tê tay, chân, chứng tỏ tình trạng vôi hóa cột sống của bệnh nhân đã chuyển biến nghiêm trọng, cần phải được thăm khám và điều trị kịp thời để giảm thiếu tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Linh Lê
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.