Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau răng gây nên cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt trong cuộc sống. Ngoài dùng thuốc giảm đau thì có nhiều nguyên liệu được dân gian truyền tai nhau đến bây giờ, trong số đó chữa đau răng bằng lá lốt. Vậy lá lốt chữa đau răng có hiệu quả không?
Đau răng do nhiều nguyên nhân gây ra làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai lẫn sinh hoạt và công việc hằng ngày. Để giảm đau răng, ngoài dùng thuốc giảm đau thì dân gian truyền tai nhau nhiều cách chữa đau răng từ nguyên liệu tự nhiên. Trong đó, có phương pháp dùng lá lốt trị đau răng. Để biết lá lốt chữa đau răng có được không, có mang lại hiệu quả không cũng như phương pháp thực hiện thế nào? Đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Cây lá lốt thuốc họ hồ tiêu, thường mọc ở những nơi ẩm thấp. Đây là nguyên liệu tạo nên các món ăn thơm ngon, đậm chất người Việt. Trong y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, tính ấm đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như điều trị chứng phong hàn, tê bại tay chân, ra nhiều mồ hôi, sưng khớp khối, đau lưng,...
Đặc biệt, trong lá lốt có thành phần Bezylacetat - thành phần có đặc tính sát khuẩn cao do đó lá lốt còn được dùng để chữa sâu răng. Đồng thời, còn có tác dụng giảm đau răng, ê buốt hiệu quả.
Ngoài ra, lá lốt là nguồn nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, đảm bảo không gây kích ứng khi sử dụng.
Lá lốt trị đau răng với nhiều cách thực hiện:
Ngậm nước lá lốt là cách đơn giản và dễ thực hiện để giảm đau răng. Để thực hiện, trước hết cần chuẩn bị 1 nắm lá lốt rửa sạch rồi giã cùng nước, sau đó cho thêm 1 tí muối vào. Tiếp theo lọc lấy nước này dùng như nước súc miệng nhiều lần trong ngày để giảm bớt tình trạng đau nhức răng. Khi ngậm nên ngậm trong vòng 4 - 5 phút để đem đến công dụng giảm đau rõ rệt.
Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian hơn, có thể cho tất cả nguyên liệu vào máu xay sinh tố rồi thực hiện xay nhuyễn rồi dùng rây lọc lấy nước. Tiếp theo cũng dùng nước này ngậm trong vào 4 - 5 phút với tần suất 2 - 3 lần trong ngày để thấy hiệu quả.
Không chỉ lá mà rễ cây lá lốt cũng phát huy tác dụng chữa đau răng hiệu quả. Sau khi cắt lấy rễ lá lốt đem về rửa sạch và phơi cho ráo nước. Tiếp theo cho phần rễ vào cối giã cùng với một tý muối rồi lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm lấy phần nước cốt này, chấm vào vị trí đau nhức răng. Để khoảng 3 - 5 phút rồi súc miệng thật sạch với nước.
Lá lốt tươi đem về rửa sạch sau đó đem nấu với nước trong khoảng 15 phút. Để nước này nguội rồi dùng nước này để súc miệng mỗi ngày. Nên thực hiện 2 - 3 lần/ngày để gia tăng hiệu quả, giảm đau đáng kể.
Lá lốt chữa đau răng có được không?
Để thực hiện, chuẩn bị một ít lá lốt đem đi rửa sạch và để ráo, sau đó cho vào bình thủy tinh đã được làm sạch và tiệt trùng kỹ. Đổ thêm vào bình nửa lít rượu rồi đậy kín nắp trong vòng 5 - 7 ngày. Sau khi ngâm đủ thời gian, chỉ cần lấy ra súc miệng hằng ngày. Rượu và lá lốt là 2 nguyên liệu đều có tính sát khuẩn cao, giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa hôi miệng, giảm đau răng hiệu quả.
Nếu không dùng lá lốt tươi, vẫn có thể dùng lá lốt khô để dễ bảo quản và sử dụng lâu dài. Mọi người có thể mua lá lốt khô tại các quầy thuốc Đông y. Để thực hiện, lấy một nắm lá lốt khô đun với 600ml nước. Đun trong 15 phút với lửa nhỏ sau cùng cho 1 tý muối và tắt bếp. Để nước lá nguội, dùng nước này để súc miệng mỗi ngày.
Không thể phủ nhận lợi ích mà lá lốt mang đến trong việc giảm đau răng, hỗ trợ điều trị sâu răng. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời không mang lại tác dụng điều trị triệt để.
Trong quá trình sử dụng lát lốt chữa đau rặng, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Do đó, tốt nhất vẫn là đến nha khoa/bệnh viện để thăm khám, kiểm tra, và có kế hoạch điều trị, khắc phục tình trạng càng sớm càng tốt.
Mong rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết giúp mọi người giải đáp được thắc mắc lá lốt chữa đau răng có được không? Từ đó, biết thêm một số cách trong giảm đau răng tại nhà với nguồn nguyên liệu tự nhiên. Đồng thời, để nâng cao sức khỏe răng miệng đừng bỏ thăm khám tại nha khoa định kỳ nhé.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.