Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người e ngại, mất tự tin khi giao tiếp vì một hàm răng xỉn màu hay ố vàng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là tình trạng răng xỉn màu còn có thể do bệnh lý răng miệng nào đó gây hại cho sức khỏe như răng trám bị xỉn màu. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của sự đổi màu răng và các phương pháp điều trị cho tình trạng này.
Răng bị xỉn đen hay răng bị xỉn màu vàng là tình trạng màu răng của bạn thay đổi từ vẻ trắng sáng sang màu sẫm hơn, có đốm trên bề mặt,... Màu răng cũng có thể giúp xác định nguyên nhân khiến răng bạn bị đổi màu.
Răng xỉn màu là tình trạng răng không còn trắng và chuyển sang màu vàng hoặc xám đen, nguyên nhân có thể do tuổi tác, cách ăn uống, di truyền,... Sắc tố trắng là do sự phản chiếu của men răng, theo thời gian bề mặt bên ngoài răng bị mòn và lộ dần phần ngà vàng bên trong.
Nếu bạn có thói quen ăn uống thực phẩm có màu sẫm như uống cà phê, hút thuốc lá có nguy cơ cao bị xỉn màu răng. Trong trường hợp này, thói quen hút thuốc là một thói quen có hại cho cơ thể. Chất nicotin trong thuốc lá không chỉ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm mà còn phá hủy lớp men răng. Hậu quả là men răng bị phá vỡ, răng trở nên yếu và mảng bám dễ dàng bám vào răng, gây đổi màu. Uống cà phê, hút thuốc lá, kết hợp với thói quen lười đánh răng, chải răng không đúng cách rất dễ làm răng bị xỉn màu đen hoặc ố vàng.
Thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng sẽ ảnh hưởng lớn đến độ trắng và chắc khỏe của răng. Những người quá lười đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách thường có hàm răng xỉn màu. Vì các mảng bám trên răng lâu ngày không được loại bỏ sẽ làm răng dần ngả sang màu vàng. Nếu mảng bám vẫn còn trên răng thì đồng nghĩa với việc vi khuẩn bệnh có thể tích tụ trên răng và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác. Trong đó, bệnh thường gặp nhất là sâu răng, viêm tủy răng, những bệnh này sẽ làm đen răng, kèm theo có mùi hôi và đau nhức.
Ngoài ra, việc sử dụng nguồn nước với hàm lượng fluor cao hoặc trong nước súc miệng, kem đánh răng cũng có thể làm răng bị đổi màu.
Một số trường hợp răng bị ngả màu từ khi còn nhỏ, điều này có thể do yếu tố di truyền. Tức là bản chất men răng của bạn đã mỏng và hơi ngả vàng.
Ngoài ra tuổi tác cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng đến màu sắc của men răng, răng ngày càng mỏng đi, răng bị xỉn màu đen, mất màu răng, bên cạnh đó còn kéo theo nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố, nổi bật nhất là sự gia tăng estrogen và progesterone. Đây là nguyên nhân khiến mảng bám vi khuẩn xuất hiện trên răng thường xuyên hơn. Ngoài ra tình trạng nôn trớ, ốm nghén… còn khiến axit tiết ra nhiều hơn làm bào mòn các khoáng chất trong răng và khiến răng bị đổi màu.
Ngoài ra phụ nữ khi mang thai cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng nên không chỉ ăn đủ 3 bữa chính mà còn ăn nhiều bữa phụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ mảng bám khiến răng bị xỉn vàng.
Ở trẻ nhỏ, trong khi răng của chúng vẫn đang phát triển, chấn thương do ngã có thể phá vỡ quá trình hình thành men răng. Khi mọc răng vĩnh viễn cũng có thể bị đổi màu.
Một số vật liệu được sử dụng trong nha khoa chẳng hạn như hợp kim thủy ngân hay bạc sunfua có thể làm cho răng có màu đen xám. Tình trạng răng trám bị xỉn màu cũng có thể xảy ra nếu vật liệu trám kém chất lượng.
Một trong những loại kháng sinh dễ gây đổi màu răng nếu uống quá liều lượng là Tetracycline, Doxycycline, Histamine, Albuterol. Bạn có thể phân biệt tình trạng răng xỉn màu do dùng kháng sinh và thức ăn như sau. Nếu răng xỉn màu do thức ăn thì răng sẽ bị nhiễm màu từ men răng, còn khi do dùng kháng sinh thì răng sẽ bị nhiễm màu từ bên trong răng và có thể chia thành nhiều mức độ như ố vàng nhẹ, đổi màu không đều, sậm màu toàn bộ răng,… tùy thuộc vào loại kháng sinh và mức độ tiêu thụ thuốc của bệnh nhân.
Sử dụng kem đánh răng và miếng dán làm trắng răng có thể làm giảm ố vàng bên ngoài bề mặt răng nhưng có ít hiệu quả với sự đổi màu do các yếu tố bên trong răng gây ra. Hoặc, bạn cũng có thể áp dụng cách làm trắng răng và thơm miệng ngay tại nhà để có hàm răng trắng sáng và giảm mùi hôi hiệu quả. Một lựa chọn khác có thể được sử dụng tại nhà là sử dụng khay làm trắng răng, nhưng bạn cũng nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn và hướng dẫn về phương pháp này.
Ngoài ra ăn nhiều loại trái cây có tính axit như chanh, cam, táo và giấm cũng có thể làm mờ vết ố trên răng. Nhưng đừng lạm dụng cách này quá vì axit rất dễ làm mài mòn răng, lâu ngày có thể làm hỏng men răng.
Răng xỉn màu là một vấn đề thẩm mỹ không nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của người bị. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi chăm sóc răng miệng. Thay đổi một số thói quen, áp dụng một số biện pháp tẩy trắng răng tại nhà để có được nụ cười trắng sáng. Nếu không may răng bị ố vàng, bạn có thể đến bệnh viện hoặc các phòng khám nha khoa uy tín để điều trị và phục hồi hàm răng trắng sáng của mình nhé.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.