Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú?

Ngày 02/11/2023
Kích thước chữ

Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và không phải tình trạng đau mắt đỏ nào cũng có khả năng lây nhiễm. Vậy phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ bị đau mắt đỏ thì nên làm gì? Mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú?

Đau mắt đỏ là bệnh lý quen thuộc với số lượng người mắc mỗi năm ở mức cao. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Đau mắt đỏ là tên gọi chung của tình trạng mắt bị đỏ, sưng, cộm, chảy nhiều dịch bất thường. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như do vi khuẩn, virus, bụi bẩn, dị ứng hóa chất… Trong đó, đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn là phổ biến nhất và có khả năng lây lan rộng trong cộng đồng.

Dấu hiệu đau mắt đỏ ở phụ nữ đang cho con bú

Để biết mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú không, chúng ta cần xác định chính xác người mẹ có thực sự đau mắt đỏ không hay nhầm lẫn với bệnh lý khác. Bệnh đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng kết mạc mắt bị viêm đỏ. Lúc này, phần tròng trắng sẽ có màu hồng nhạt hoặc đỏ, kèm theo các dấu hiệu sưng, cộm, chảy nhiều dịch. Ngoài ra, người bị đau mắt đỏ có thể ra rất nhiều gỉ mắt sau khi ngủ dậy, lớp gỉ mắt này khô lại khiến 2 mí mắt dính chặt vào nhau. Một số trường hợp người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, sợ ánh sáng.

Giải đáp: Mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú? 1
Đau mắt đỏ gây sưng, đỏ, thậm chí đau rát và sợ ánh sáng

Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi đối tượng gồm trẻ em, người trưởng thành, người già. Trong đó trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú là những đối tượng có nguy cơ cao. Vì thế, việc mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú là mối quan tâm hàng đầu trong mùa dịch đau mắt đỏ.

Con đường lây nhiễm đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ được phân loại theo nguyên nhân gây bệnh, bao gồm đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn, do kích ứng, dị ứng… Trong đó, đau mắt đỏ do vi khuẩn, virus là loại đau mắt đỏ có khả năng lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết ở mắt, miệng và đường hô hấp. Dưới đây là những con đường lây truyền bệnh đau mắt đỏ thường gặp:

  • Tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh qua với nước bọt, nước mắt, nước mũi của người bị đau mắt đỏ;
  • Bắt tay, ôm hôn, ăn chung bát đũa với người bệnh;
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, chăn gối, cốc uống nước…;
  • Dùng nước công cộng có chứa mầm bệnh;
  • Tiếp xúc gián tiếp thông qua việc chạm tay, cầm nắm những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn, virus gây đau mắt đỏ như đồ chơi, tay nắm cửa, điện thoại… rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú không?

Nếu mẹ cho con bú bị đau mắt đỏ thì khả năng lây sang con là rất lớn. Bởi đau mắt đỏ có tính lây nhiễm cao, trong khi trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do cơ thể chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch còn non yếu. Do đó, trong quá trình bú mẹ hoặc tiếp xúc hàng ngày trẻ bị nhiễm bệnh là không thể tránh khỏi.

Giải đáp: Mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú? 2
Mẹ bị đau mắt đỏ vẫn có thể cho con bú nhưng cần chú ý để tránh lây sang trẻ

Vậy mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú không? Vì đau mắt đỏ chỉ lây qua tiếp xúc dịch tiết chứ không phải qua việc nhìn mắt đỏ như mọi người vẫn đồn thổi, nên mẹ không nhất thiết phải cách ly hoàn toàn với trẻ mà vẫn có thể cho bú và chăm sóc trẻ bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần hết sức chú ý và tuân thủ nghiêm các cách phòng ngừa lây lan.

Mẹ cho con bú bị đau mắt đỏ cần làm gì để không lây sang con?

Thông thường, đau mắt đỏ có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày, hoặc kéo dài hơn ở tình trạng nặng. Tuy nhiên, ngay cả khi các dấu hiệu giảm nhẹ thì đau mắt đỏ vẫn có thể lây cho người xung quanh. Vì thế nếu mẹ cho con bú bị đau mắt đỏ thì nên thực hiện những điều sau cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với trẻ

Như đã nói ở trên, mẹ không cần cách ly hoàn toàn với trẻ nhưng cần hạn chế tiếp xúc ở mức tối đa. Đặc biệt, mẹ nên đeo khẩu trang, đeo kính khi tiếp xúc gần với trẻ, nhất là lúc cho trẻ bú, nói chuyện với trẻ…

Với những gia đình có người hỗ trợ, nếu lo lắng mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú thì tốt nhất mẹ nên vắt sữa bằng máy rồi cho trẻ ti bình trong thời gian bị đau mắt đỏ. Đồng thời nhờ người thân trong gia đình chăm sóc trẻ để hạn chế tiếp xúc.

Thường xuyên sát khuẩn tay

Mầm bệnh có thể tồn tại trên tay của mẹ và rất dễ lây sang con trong quá trình chăm sóc. Do đó, trong thời gian bị đau mắt mẹ nên rửa tay thường xuyên và sát khuẩn tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ, cho trẻ bú. Đồng thời hạn chế sờ mắt để tránh phát tán mầm bệnh.

Giải đáp: Mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú? 3
Mẹ nên rửa tay thật kỹ và sát khuẩn sạch sẽ khi bị đau mắt đỏ

Vệ sinh chăn gối, không gian sống

Để hạn chế lây lan, mẹ nên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, giặt vỏ ga, gối thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, mầm bệnh. Nếu mẹ cho con bú khi bị đau mắt cần thay quần áo thường xuyên, nhất là trước khi bế trẻ.

Nhìn chung, đau mắt đỏ cực kỳ dễ lây vì thế mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú hay không thì trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Trường hợp trẻ bị lây, mẹ cần cho trẻ đi khám để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị. Việc này sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục, giảm tối đa nguy cơ biến chứng do đau mắt đỏ gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin