Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn, ít nguy hiểm nhất?

Ngày 10/06/2022
Kích thước chữ

Sinh non là mẹ chuyển dạ khi thai nhi chưa đủ tuần tuổi. Vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn và cách phòng tránh sinh non ra sao?

Mọi người đều biết rằng sau 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ thì bé sẽ chào đời. Tuy nhiên, vì một tác động nào đó mà bé ra đời sớm hơn hay gọi là sinh non. Sinh non có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Tìm hiểu ngay!

Sinh bao nhiêu tuần thì gọi là sinh non?

Sinh non là mẹ chuyển dạ khi thai nhi chưa đủ tuần tuổi từ 38 đến 42 tuần. Những trường hợp, bé chỉ phát triển trong bụng mẹ ít hơn 37 tuần được xem là sinh non.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã phân loại sinh non thành 4 loại:

  • Bé sinh non ít hơn 28 tuần được gọi là sinh cực non.
  • Bé sinh non từ 29 tuần đến 32 tuần tuổi là sinh rất non.
  • Bé sinh non từ tuần 33 đến tuần 34 là sinh non bình thường
  • Bé sinh non tuần 35 đến tuần 36 là sinh non muộn.

Các bé sinh non thường có các biểu hiện như nhẹ cân (nhỏ hơn 2,5kg), suy hô hấp vì phổi chưa có khả năng hoạt động độc lập, não bộ và một số cơ quan chưa được hoàn thiện. Vì thời gian phát triển trong bụng mẹ không đủ nên trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc phải một số vấn đề về thể chất, thị giác cũng như trí tuệ hơn so với những bé sinh đủ tháng. 

Sinh bao nhiêu tuần thì gọi là sinh non? Bé sinh non từ tuần 33 đến tuần 34 là sinh non trung bình

Ngoài ra, theo nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy sinh non là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, câu hỏi sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn được rất nhiều phụ huynh quan tâm. 

Vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?

Để trả lời câu hỏi sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn, nhiều chuyên gia y tế cho biết trường hợp trẻ sinh dưới 22 tuần tuổi sống sót được là rất hiếm. Đối với những trẻ sinh non từ 22 đến 28 tuần, tỷ lệ sống và phát triển như trẻ sinh đủ tháng là 35-40%. Chỉ số này sẽ tăng lên 90% với những trẻ sinh từ 28-36 tuần.

Các bé sinh non thường rất dễ mắc các bệnh liên quan đến não, hệ thần kinh, khuyết tật các chi, suy giảm hệ miễn dịch,… Tỷ lệ mắc những nguy cơ này sẽ giảm dần, tỷ lệ nghịch với số tuần tuổi của trẻ.

Vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Sinh non phụ thuộc vào cân nặng, giới tính của bé

 Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như:  Cân nặng, giới tính, bé sinh đơn hay sinh đôi. WHO cho biết nếu cân nặng của trẻ trên 800 gram thì tỉ lệ sống sót lên đến 90%. Ngoài ra gen di truyền, tình trạng sức khỏe của mẹ, các biến chứng khi sinh,... cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến trẻ sinh non.

Hơn nữa, trình độ y học cũng sẽ là một yếu tố quan trọng mang tính quyết định trong việc cứu sống những em bé sinh non. Hiện nay, sự tiến bộ của y học đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh non tử vong đặc biệt là ở các nước phát triển. Vì thế, có thể kết luận rằng sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau, chứ không dựa 100% vào yếu tố tuần tuổi của trẻ.

Cách giúp mẹ bầu phòng tránh sinh non 

Sinh non luôn khiến các bậc phụ huynh phải hoang mang, lo sợ vì những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ sinh non, mẹ bầu nên chú ý những điều sau:

  • Đảm bảo uống đủ 3 lít nước/ngày để mẹ bầu sẽ không bị mất nước và giảm thiểu nguy cơ sảy thai do mất nước tử cung.
  • Các mẹ bầu không nên nhịn tiểu nhiều lần vì sẽ khiến bàng quang bị viêm nhiễm, kích thích cổ tử cung co bóp dẫn đến các cơn co thắt khi đang mang thai.
  • Các mẹ cũng nên điều chỉnh tư thế nằm, nên nằm nghiêng và kê gối mềm vùng bụng để giúp mẹ nằm thoải mái và an toàn nhất.
  • Các mẹ cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ và mẹ cũng nên nghỉ ngơi và giải trí phù hợp để quá trình mang thai luôn vui vẻ và thoải mái.
  • Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những rủi ro cho thai nhi, phòng tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Cách chăm sóc trẻ sinh non đúng cách

Các bé sinh non cần chế độ chăm sóc đặc biệt hơn trẻ em sinh đủ tháng. Chế độ này cần duy trì trong thời gian từ ngay khi bé được trở về nhà:

  • Khi vừa được sinh ra, bé cần các phương tiện hỗ trợ hô hấp để duy trì sự sống vì phổi của các bé có thể chưa hoàn thiện.
  • Sử dụng các phương pháp ủ ấm cho bé: Thường các bé sẽ ở trong lồng ấp (với bé sinh quá non); nằm kề sát ngực mẹ hay dùng các dụng cụ ủ ấm khác. Trong ngày tiếp theo, bé luôn được đội mũ, đeo bao tay, bao chân, nhiệt độ trong phòng cũng nên duy trì từ 28-35 độ C và độ ẩm khoảng 60-70%.
  • Khi vệ sinh cho trẻ luôn dùng nước ấm và khăn khô. Bố mẹ nên hạn chế mức độ vệ sinh trong những tuần đầu tiên chỉ nên từ 1-2 lần/tuần.
Cách chăm sóc trẻ sinh non. Trẻ sinh non cần một chế độ dinh dưỡng riêng
  • Bé cần một chế độ dinh dưỡng riêng, phù hợp với tình trạng, tuy nhiên sữa mẹ vẫn là ưu tiên hàng đầu.
  • Các đồ vật tiếp xúc với trẻ phải được tiệt trùng 100% để đảm bảo vệ sinh, hạn chế việc xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể bé vì các bé sinh non, hệ miễn dịch thường rất yếu nên đây là việc các mẹ cần đặc biệt lưu ý.
  • Khi ra viện, mẹ cũng phải đặc biệt nghe theo những chỉ dẫn của bác sĩ, làm theo đúng chuẩn trong quá trình chăm sóc bé
  • Trong tháng đầu tiên ở nhà, bé nên được bác sĩ, y tá giám sát, theo dõi  để đảm bảo sự phát triển cũng như ngăn chặn kịp thời trường hợp không mong muốn.

Với bài viết này chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có những thông tin bổ ích cho hiện tượng sinh non và đã có câu trả lời cho việc sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn. Đồng thời bài viết cũng cung cấp thông tin cách phòng tránh cũng như cách chăm sóc trẻ sinh non để bé được phát triển khỏe mạnh.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin